399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Ngoài 'Truyện Kiều’, 'Văn chiêu hồn’ bằng chữ Nôm, thi hào Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán: 'Thanh Hiên thi tập’, ‘Nam trung tạp ngâm’, ‘Bắc hành tạp lục’. Tập ‘Bắc hành tạp lục’ gồm những bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc (năm 1813).
Bài ‘Những điều trông thấy’ (Sở kiến hành) rút trong tập thơ ‘Bắc hành tạp lục’. Với cảm hứng nhân đạo, Nguyễn Du đã phản ánh hai cảnh đời trái ngược trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Cảnh đời nào cũng gây cho người đọc nhiều ám ảnh. Bài thơ được viết theo thể ‘hành’, ngũ ngôn trường thiên. Nhà thơ ghi lại nhiều chi tiết hiện thực cụ thể và nói lên cảm xúc ý nghĩ của mình trước những điều trông thấy nơi đất khách quê người xa lạ.
Cảnh đời thứ nhátlà cảnh đời bốn mẹ con người ăn mày: ‘Một mẹ cùng ha con - Lê la hên dường nọ’. Hành trang là một chiếc giỏ đựng ‘mớ rau lẩn tấm cám’. Người mẹ bế con thơ, đoàn hành khất nhếch nhác, tiều tụy. Bụng đói, áo quần rách rưới đáng thương:
‘Nửa ngày bụng vẫn không Áo quần thật lam lũ.’
Vì ‘đói kém phải xiêu bạt’, người mẹ càng thương đàn con thơ. Vừa tủi thân vừa đau khổ. Bao nhiêu nước mắt đã chảy: ‘Gặp người chẳng dám nhìn - Lệ sa vạt áo trớt’. Nhà thơ thương xót trước một cảnh đời nhiều cay đắng, bất hạnh, tự hỏi, người mẹ kia ‘nuôi bốn miệng sao nổi!’. Sự trống vắng hình ảnh người chồng, người cha trong đoàn ăn mày gây cho chúng ta nhiều thương cảm. Người chồng, người cha đã chết đói, đi lính thú biên ải xa xôi? hay đã giãi thây trên chiến địa ? Một vệt đen đầy ám ảnh phủ lên bức tranh bốn mẹ con người ăn mày.
Nguyễn Du không chỉ tả, chỉ ghi lại những điều trông thấy, mà còn nói lên cảm nghĩ đầy trắc ẩn của lòng mình. Ông lo lắng, đau xót cho tính mệnh người mẹ và lũ con thơ đau khổ, đói rét. Trước mắt kẻ đáng thương là vực thẳm. Không chết đói thì cũng sẽ làm mồi cho thú dữ:
‘Chết lăn rãnh đến nơi Thịt da béo cầy sói.’
Trước đau thương của người đời, đất trời cũng tê tái. Gió lạnh càng thêm lạnh. Mật trời vàng úa lại. Người đi sứ, khách qua đường, rầu ri xót thương. Cả một không gian đầy lộ. Nỗi đau đớn của người mẹ ‘như xé lòng’.Nguyễn Du mượn ngoại cảnh (gió, mặt trời) để tô đậm nỗi đau của nhân gian. Đó là nét vẽ thần tình nhất, tạo nên giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của bức tranh bốn mẹ con người ăn mày:
‘Nỗi đau như xé lòng Trông mặt trời vàng úa.
Gió lạnh bỏng đáu vé Khách qua dường thương xót’.
Nguyễn Du với cảm hứng nhân đạo, ổng luôn luôn hướng về những con người đau khổ trong cuộc đời, nhất là những phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh như Đạm Tiên, Thúy Kiều, người kĩ nữ gảy đàn ờ Long Thành... Đây là lần thứ hai, ông viết về người ăn mày đau khổ. Trong ‘Văn chiêu hồn’ ông từng viết:
‘Cũng có kè nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi.
Thương thay cũng một kiếp người Sống nhờ hàng xứ, chết vùi dường quan’.
Phấn tiếp theo,Nguyễn Du nói về cảnh đời của bọn quan lại qua bữa tiệc trạm Tây Hà - bữa tiệc đón tiếp sứ thần nước Nam. Nguyễn Du là chánh sứ. Vì thế những điêu ông tả trong bữa tiệc là ‘những điều trông thấy’ rất chân thực. Có bao thứ cao lương mĩ vị: ‘Nào vây cá, gân hươu - Lợn dê mâm đầy ngút’. Một nét vẽ tương phản có giá trị tố cáo sâu sắc nhũng bất cổng trong xã hội. Trong lúc bốn mẹ con người ăn mày ‘nửa ngày bụng vẫn không’, cầm hơi bằng rau, cám thì bọn quan lại sống xa hoà, thừa mứa:
‘Quan lớn không chọc đũa Tùy tùng chỉ nếm chút
Thức ăn thừa đổ đi Chó no ngấy món ngon’.
Nghịch lí cuộc đời càng trở nên vô cùng xót xa. Câu thơ cảm thán diễn tả nỗi đau đời - nỗi đau như vò xé tâm hồn nhà thơ. Đó là ‘những điều trông thấy mà đau đớn lòng’:
‘Biết đâu hên đường quan Có mẹ con cực khổ!’
Trước hai cảnh đời trái ngược như vậy, hai câu thơ cuối như một câu hỏi vô tình nhưng hàm ẩn một ý nghĩa phê phán sâu sắc:
‘Ai vẽ hức tranh này Dâng lên nhà vua rỗ!’
Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo một điển tích Trung Hoà. Theo Tống sử, dưới chính quyền nhà Tông, khi Vương An Thạch làm tể tướng, hạn hán mất mùa, dân tình đói rét. Họ phải dỡ nhà bán. Ăn mày kéo đi đầy đường. Trịnh Hiệp làm chức Giám môn (gác cổng thành) bèn vẽ một bức tranh ghi lại cảnh ấy, tìm cách dâng lên vua nhà Tống... Cái hay của điển tích là làm cho vàn chương hàm súc, kín đáo, gây hứng thú thẩm mĩ và trí tuệ. Thật ra, Nguyễn Du đã ‘vẽ bức tranh này’ vớihai cảnh đời bằng tấm lòng nhân đạo cao cả. Bài thơ tuý nói về ‘những điều trông thấy’ trên đất nước Trung Hoà, nhưng lại mang tính ám chỉ rất rõ. Xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như xã hội Việt Nam dưới thời nhà Nguyên đầy rẫy thối nát, bất công. Bọn vua chúa, quan lại sống xa hoà, hưởng lạc trên nước mắt, mồ hôi nhân dân. Hàng triệu dân đen bị xô đẩy vào cảnh bần hàn đau khổ.
‘Ai vẽ hức tranh này- Dâng lén nhà vua rõ’ - Nguyễn Du đã mượn điển cố để hỏi thế thôi, nhưng ông đã vẽ bức tranh ấy với hai cảnh đời ngang trái ‘kè ăn không hết người lẩn không ra’ - một bức tranh bằng ngôn ngữ thi ca. Bức tranh hiện thực sống dộng có ý nghĩa phê phán bọn vua quan vô trách nhiệm trước nỗi thống khổ của nhân dân. Nhà thơ đã nói lên một sự thật đau lòng về quyền sống và hạnh phúc của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội. Ngòi bút tả thực trong miêu tả, tự sự kết hợp với biểu lộ cảm xúc trực tiếp, sâu sắc trong vận dụng điển tích vàn học đã tạo nên giá trị nhân bản của áng thơ này. Có thể nói, Nguyễn Du là nhà thơ cổ điển Việt Nam viết về nỗi đau khổ của nhân dân một cách sâu sắc nhất, cảm động nhất.