LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng

Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng

Đề: Phân tích bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng (Trường - chinh).'bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng chỉ có tám câu thơ lục bát nhưng có sức lay động hồn người lớn lao...'

Bài làm

Sóng Hồng hay còn gọi là Trường - Chinh, là một chiến sĩ cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên. Trường - Chinh là vị nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam nhiều năm liền trên các cương vị: Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Chủ tịch nước) nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiêm Chủ tịch Quốc hội. Ông còn sáng tác thi ca trong chốn lao tù dưới chế độ thực dân để bày tỏ lòng yêu nước tha thiết của mình.

Những ngày tháng bị giam cầm ở nhà tù Sơn La (1934-1935)’ Trường - Chinh đã sáng tác bài thơ dạt dào xúc cảm:

LẤY CỬI

Rủ nhau lấy củi sườn non Chim kêu vượn hót bồn chồn ruột gan

Đồng bào đau xót lầm than Mà ai nắng xế xương tan qua ngày!

Đốt cho tiếu kiếp tù đày Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng.

Có về không, có về không?

Bước mau, mau bước non sông đợi chờ.

(Theo thơ Sóng Hồng, NXB Văn học, 1966)

Bốn câu đầu là nỗi "Bồn chồn ruột gan" của người chiến sĩ cộng sản đang ở độ tuổi 27-28, một lứa tuổi tràn trề nhựa sống, ấp ủ biết bao hoài bão. Ấy vậy mà, Sóng Hồng lại phải làm bạn với "bốn bức tường lim". Ở nhà tù Sơn La, tù nhân phải luân phiên nhau vào "Rừng sâu nước độc" lấy củi đốt than. Tiếng "chim kêu vượn hót" giữa núi rừng vắng vẻ không làm nhà thơ vui. Vui làm sao được khi đất nước thân yêu đắm chìm trong đêm dài của chế độ thuộc địa do Pháp cai trị? Vui làm sao được khi nhân dân ta phải sống kiếp nô lệ lầm than? Vui làm sao được khi "hai mươi nhăm triệu đồng bào đang hấp hối trong vòng tử địa" (Đường Kách mệnh - Nguyễn Ái Quốc)? Bởi những con người có ý chí cách mạng và nhiệt huyết như Sóng Hồng cứ ngồi đếm ngày lại ngày, nhìn thời gian cứ trôi mãi thì không thể không tiếc rẻ, xót xa. Chính vì hiểu biết thời gian qua đi sẽ không bao giờ trở lại cũng như tuổi trẻ không hai lần thắm lại nên Sóng Hồng bực bội và tự trách bản thân mình sớm bị tù đày. Giữa Hồ Chí Minh và Sóng Hồng có điểm gặp nhau:

"Xót mình giam hãm trong tù ngục Chưa được xông ra giữa trận tiền".

(Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh)

Hay:

"Trời xanh cố ý hãm anh hùng Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng Tấc bóng nghìn vàng, đau xót thực Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung?"

(Tiếc ngày giờ - Nhật ký trong tù)

Phải chăng chỉ có những con người thuộc về đất nước - nhân dân mới có được những ý nghĩ cao khiết như thế?

Bốn câu cuối của bài thơ thể hiện nỗi đau, nỗi giày vò, sôi sục có tính tăng cấp. Sóng Hồng ngồi đốt củi, lửa vừa cháy củi, vừa cháy lòng:

"Đốt cho tiêu kiếp tù đày Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng".

Nhà thơ có một ham muốn tột bậc là thoát khỏi "kiếp tù đày" để trở về với vòng tay thương yêu tha thiết của nhân dân, được cùng nhân dân và các chiến sĩ yêu nước tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà thôi!

Câu thơ "có về không, có về không? " là một điệp ngữ có tác dụng như lời kêu gọi, động viên tinh thần, ý chí anh hùng của trang nam tử.

Câu kết bài thơ:

"Bước mau, mau bước non sông đợi chờ."

xuất hiện phép đổi trật tự cú pháp. "Bước mau, mau bước" thể hiện trạng thái thúc giục và có cảm giác mạnh mẽ, hùng tráng. Bước chân nhanh nhẹn của nhà thơ như đang thoát khỏi vòng kìm kẹp vô lý đế kịp trở về với tiếng gọi thôi thúc của non sông yêu mến. Thật đau xót cho Sóng Hồng, tất cả đều là tưởng tượng bởi lẽ bọn cướp nước không thể nào trả tự do cho nhà thơ. Cảnh ngộ của Sóng Hồng trong bài thơ này cũng giống như Tố Hữu trong bài Khi con tu hú - đã vẽ trong tâm tưởng một bức tranh mùa hè sống động, tươi đẹp.

Tóm lại, bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng chỉ có tám câu thơ lục bát nhưng có sức lay động hồn người lớn lao. Bài thơ có hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh như nguyên văn bài thơ diễn tả việc vào rừng lấy củi. Nhưng nếu chúng ta chỉ hiểu như thế thì bài thơ không thể nào có sức sống được! Nghĩa hàm ấn là tầng nghĩa quan trọng nhất của bài thơ Lấy củi. Tầng nghĩa này thế' hiện niềm khát khao được trở về với phong trào cách mạng đến cháy lòng của một người chiến sĩ cộng sản yêu nước, thương dân. Cùng với lời thơ giản dị, chân thành, giọng điệu thơ thanh thoát, biến chuyển hợp lý, những từ ngữ giàu tính biểu cảm: chim kêu vượn hót, nắng xế sương tan, cho bừng lửa hận, non sông đợi chờ, ... đã làm cho bài thơ Lấy củi của Sóng Hồng trụ lại được với thời gian và được nhiều độc giả yêu thích.