399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Có mốt số câu thơ lưu truyền trong dán gian tiên đoán trước một số sự việc, đó là “sấm Trạng Trình”. Trạng Trình chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm - người rất được các vua chúa nể trọng và nhân dân tôn kính. Ông là người thông thái, uyên bác. Mặc dù sống ẩn dật nhưng ông hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ đầu tiên ở nước ta đã mạnh dạn lên án chiến tranh thể hiện khát vọng cuộc sống hòa bình. “Hữu cảm” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng tiến bộ ấy của ông.
Ngay câu mở đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gợi lên không khí chiến tranh:
“Nghịch tặc xương cuồng phạm đê kinh”
(Giặc giã hoành hành ngang ngược phạm cả vào kinh đô)
Ở giữa kinh đô mà giặc giã đã hoành hành ngang ngược, có nghĩa là cả nước cũng đang rơi vào tình trạng bất ổn. Nguyễn Trãi từng nói “Việc nhân nghĩa cốt ỏ yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nếu cứ để giặc giã hoành hành thì dân tình hết sức khốn đốn. Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ biết nỗi “lo” của vua, hiểu nỗi “nhục” của quan mà còn cảm hết nỗi đau khổ của dân. về điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm rất gần với tư tưởng “an dân" của Nguyễn Trãi. Hơn ai hết Nguyễn Bỉnh Khiêm thấu rõ niềm mong ước của dân. Nhân dân chờ đợi ước ao có đội quân vì dân mà trừng phạt kẻ có tội. Tác giả so sánh những ai dấy quân trừng phạt kẻ có tội như trận mưa gặp thời:
“Điếu phạt thuỳ hưng thời vũ binh.”
Đội quân đó sẽ được nhân dân hết lòng ủng hộ. Đôi quân đó sẽ được nhân dân ghi nhớ công ơn suốt đời: “Tứ hải y quy dân đới cựu” có nghĩa là: Bốn biển bình yên như cũ nhân dân sẽ nhớ mãi công ơn. nguyễn Bỉnh Khiêm thấu hiểu khát vọng hòa bình của nhân dân. Họ muốn “an cư' để “lạc nghiệp”. Khát vọng hòa bình của họ hết sức chính đáng. Bởi vì nước có “giặc giã hoành hành” nhân dân là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Cuộc sống của họ luôn luôn bị đe dọa, họ phải sống trong tâm trạng nơm nớp lo âu, tính mạng của họ “nghìn cân treo sợi tóc”. Nhà thơ hết sức thông cảm với nỗi uất hận của họ. Ông lên án những kẻ gây ra thảm họa binh đao. Mà vào thời ông sống, nạn binh đao xảy ra liên miên vì các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau, tranh giành quyền lợi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm kết thúc bài thơ bằng hai câu buộc mọi người phải suy nghĩ: “Cố lai nhân già tri vô địch Hà tất khu 'khu sự chiến tranh”
Có nghĩa là: Từ xưa đến nay, người có nhân không ai địch nổi. Việc gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh? “Người có nhân” tức những người có tấm lòng nhân đạo, là những người biết thương dân, quan tâm đến cuộc sống, quyền lợi của dân, là những người mang lại cuộc sống yên ổn cho dân. Những người đó không một kẻ thù nào có thể địch nổi. Sách xưa nói “nhân giả vô địch”. Người có nhân sẽ được dân ủng hộ nên sẽ là người chiến thắng. Từ đó tác giả phê phán những kẻ ưa dùng vũ lực, những kẻ thích gây chiến để mưu cầu quyền lợi ích kỉ của mình: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Tác giả lên tiếng hỏi: “Hà tất phải khư khư theo đuổi chiến tranh?” Câu hỏi ấy chính là lời lên án chiến tranh, là tiếng nói phản chiến mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ lợi dụng chiến tranh để thực hiện mưu đổ đen tối của mình. Nguyên Bỉnh Khiêm lên án chiên tranh phong kiên trên lập trường, quan điểm hết sức đúng đắn. Đó là lập trường nhân dân, đó là tư tưởng vì dân. Ở đây tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giống tư tưởng của Nguyên Trãi: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thaycường bạo”.
“Hữu cảm” rõ ràng là một bài thơ rất có giá trị. Thông qua “Hữu cảm” chúng ta vừa hiểu được phần nào hiện thực nước ta trong thời kì chế độ phong kiến mục nát, đang như cỗ xe lao xuống dốc, hiểu được phần nào cuộc sống bất ổn của nhân dân vì những cuộc chiến tranh cắn xé nhau giữa các tập đoàn phong kiến. Đồng thời cũng qua "Hữu cảm” tác giả cũng đã thể hiện được khát vọng hòa bình của nhân dân ta. "Hữu cảm” vì thế là một trong những tác phẩm văn học đầu tiên ở nước ta thẳng thắn nói lên tiếng nói lên án chiến tranh phong kiên. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của "Hữu cảm” chính là ở chỗ đó.