399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
DÀN BÀI
1.Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc Lâu.
- Bài thơ nói lên cảm xúc bâng khuâng về huyền thoại, mà man mác buồn nhổ quê hương của thi nhân khi ngắm nhìn lầu Hoàng Hạc.
2.Thân bài
Phân tích:
a. Đề
Câu 1, 2 đối nhau: xưa và nay, mất và còn. Hạc vàng đi đâu mất cùng tiên, nay chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc trơ trọi. Cảm hứng huyền thoại dâng đầy, nỗi lòng thi nhân nhiều xúc động bâng khuâng:
"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ".
Nhà thơ vừa ngắm lầu Hạc vàng, vừa tự hỏi mình. Có gì đó cứ xao xuyến, ngơ ngác bồi hồi khi.nhớ đến "tích nhân", nhớ đến Phí Văn Vi trong huyền thoại.
b.Thực
Câu 3, 4 đối nhau giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái mất đi và cái đang còn hiển hiện, giữa màu sắc của "Hoàng Hạc", "bạch vân", giữa cái hữu hạn và cái vô hạn:
"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du"
Về bằng trắc, thanh diệu có một sự phá cách độc đáo. Câu 3 có 6 thanh trắc như thắt lại, nén lại, câu 4 có 3 tiếng "không du du" - phù bình thanh, gợi tả âm điệu chơi vơi, tiếc nuối, ngẩn ngơ. Câu thứ 4, Khương Hữu Dụng dịch rất hay:
"Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi".
c. Luận
Cảnh đẹp được tả ở một điểm nhìn xa và rộng. Có dòng sông và bãi sông. Có Hán Dương và Anh Vũ. Có hàng cây và bãi cỏ. Có màu ánh sáng trên dòng sông, có màu xanh và hương thơm của bãi cỏ. Nhà thơ say mê đứng lặng trên lầu cao ngắm nhìn:
"Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non".
Hai câu trong phần "luận" cho ta biết Thôi Hiệu đến chơi lầu , Hoàng Hạc vào một chiều xuân đẹp, thanh bình. Cảm hứng huyền thoại chan hòa với cảnh thiên nhiên trữ tình tạo nên những vần thơ đẹp, phản ánh một hồn thơ đẹp. Thi nhân như đang dẫn hồn mình vào cõi mộng. Cảnh đẹp và vô cùng vắng lặng, mêrh mang.
d.Kết
Bóng hoàng hôn phủ mờ dần cảnh vật. Nhà thơ tự hỏi đâu là quê hương? Chỉ nhìn thấy khói sóng trên dòng sông xa, nỗi buồn nhớ dâng lên man mác trong lòng khách li hương:
"Què hương khuất bóng hoàng hôn Trển sông khói sóng cho buồn lòng ai?".
3.Kết luận
Thi liệu đẹp, mang màu sắc cổ điển thi vị: "mộ", "hương quan", "yên ba giang thượng", "sử nhân sầu". Đây là những vần thơ tả nỗi buồn nhó' quê được viết trên một ngàn năm rồi vẫn làm cho chúng ta rơi lệ: "Nhật mộ hương quan hà xứthị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu".
BÀI LÀM
Thôi Hiệu (704-754) đỗ tiến sĩ, nổi tiếng là tài hoa, để lại khoảng 40 bài thơ, hay nhất vẫn là những bài thơ vịnh cảnh. Hoàng Hạc lâu là bài thơ kiệt tác của Thôi Hiệu. Tương truyền, thi tiên Lí Bạch đến vãn cảnh Hoàng Hạc lâu, thấy thơ Thôi Hiệu đề lên vách, ông tấm tắc khen và viết:
"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu".
(Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng nói không dược Vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu)
Tản Đà (1889-1939) là nhà thơ nổi tiếng nhất những năm hai mươi của thế kỉ này, với vốn Hán học uyên thâm, với hồn thơ lãng mạn bay bổng, về phương diện dịch thơ Đường, ông vẫn là cây bút vô địch. Những bài thơ Đường do Tản Đà dịch đều được đăng tải trên tạp chí Ngày nay và Tiểu thuyết thứ bảy. Tất cả có 84 bài, phần lớn dịch thành thơ lục bát (70/84 bài). Ông đã dịch 38 bài của Bạch Cư Dị, 14 bài của Lí Bạch, 4 bài của Đỗ Phủ, 28 bài của các nhà thơ khác. Bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ lục bát của Tản Đà là bản dịch thơ hay nhất, thể hiện đẹp nhất cái hồn Đường, điệu Đường kì diệu.
Mạch thơ của Hoàng Hạc lâu được triển khai theo đúng đường đi của mọi lí thuyết nói chung - cái đường đi xin tạm được đơn giản hóa như sau: thoạt đầu là sự ghi nhận về một hiện thực; bước tiếp theo là triết lí về hiện thực đó, rút ra những vấn đề có ý nghĩa quy luật; cuối cùng là đề nghị một thái độ ứng xử thích hợp.
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Bài thơ mở ra với những nét ghi nhận về cái tiêu vong. Như đối với mọi bài thơ Đường khác, cái gây ấn tượng mạnh ở đây không phải là những hình ảnh cụ thể cảm tính. Điều đáng chú ý là tác giả đã liên hệ đối sách hai thì của thời gian lịch sử. Ở thì hiện tại, quang cảnh không phải hoàn toàn hòang phế. Còn đó lầu Hoàng Hạc bên bờ sông, vẫn thường đón khách từ muôn phương viếng thăm. Nhưng thật lạ, cái còn này lại nói lên rất rõ cái đã mất. Thì ra lầu Hoàng Hạc chỉ là một vế của phương trình đã được cân bằng thuở trước, vì thế, nửa còn lại chơi vơi này cứ như khêu tâm trí người ta nghĩ đến một nửa nào đã chìm khuất trong dòng thời gian chảy xiết vô định.
Hai câu này được Tản Đà dịch:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Lời dịch thật hay, nhưng so với nguyên tác, sắc thái biểu cảm có khác, ở đây, tâm trạng hụt hẫng và bâng khuâng của nhà thơ có vẻ lộ rõ hơn qua câu thơ có màu sắc nghi vấn (ai, đi đâu) và qua chữ trơ đầy ấn tượng, tách đứng cuối câu với sức nặng riêng của sự cô lập. Trong khi đó, lời thơ nguyên tác thể hiện một sự tiết chế những biểu hiện quá mạnh của cảm xúc, tỏ ra điềm tĩnh để cảm nhận cho triệt để ý nghĩa của hiện trạng. Đây chính là một vấn dề thuộc về thi pháp của thơ Đường. Hai câu sau bắt đầu đi vào triết lí trực tiếp qua việc nêu lên một sự đối lập mới:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du.
(Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay)
Đó lặ sự đối lập giữa một bên là cái tiêu trầm không thể vãn hồi (của những kiếp người hữu hạn và của những triều đại thuộc về dĩ vãng chăng?) với một bên là cái trường tồn của thiên nhiên, cái mạnh mẽ và vô tình của qui luật cuộc sống. Những thanh trắc dày đặc ở câu thứ ba đã dựng nên trập trùng những trở ngại để chặn đường về của quá khứ. Âm điệu câu thơ gợi cảm giác tấm tức, không thanh thản. Thoắt đến câu thứ tư, mấy thanh bằng liên tiếp dẫn tâm tư người đọc theo áng mây trắng nghìn năm trôi nhẹ vào cái xa xăm của miền suy tưởng. Sự chuyển điệu của bài thơ ở đây cũng ngụ tính triết lí. Nhập vào nó, người đọc sẽ có cảm tưởng như vừa trải qua một tiến trĩnh nhận thức có đột biến. Từ chỗ vật vã với những sự kiện thực tế, cõi lòng bỗng chốc đã tìm được sự thanh thản trong việc nhận thức ra qui luật, trong việc xác lập một chỗ đứng mới để thẩm định các giá trị ở đời.
Hai câu năm, sáu thoạt nhìn có vẻ là tả cảnh thuần túy:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Song, ngẫm cho cùng, đây chỉ là một bức phong cảnh triết học, cũng như câu thứ tư không chỉ có ý nghĩa ở phương diện gợi tả. Vấn đề là nhà thơ không triết lí bằng ngôn ngữ luận lí khô khan, mà bằng ngôn ngữ thiên nhiên, hay nói cách khác là đã bố trí cho thiên nhiên tự phát biểu triết lí của mình. Điều này làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề có giá trị như sự khám phá quy luật đã được nói rõ ỏ' các câu trước. Nó cũng làm cho điệu thơ trở nên mềm mại và gợi cảm hơn. Quả đây là một cách “luận” độc đáo và có hiệu quả, nếu đúng thuở xưa các nhà thơ định dành riêng hai câu năm, sáu để ‘luận”.
Khi dịch hai câu thơ này, nhất quán với phong cách thơ mình và phong cách thơ của thời đại mới, Tản Đà đã đưa thêm vào bức tranh những đặc tính cá biệt:
Hán Dương sông tạnh cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Những từ “bày”, “xa”, “dày”, “non” đã làm tăng tính chất tri giác cảm quan của câu thơ, trong khi, theo thi pháp của thơ Đường, những “tình xuyên”, “phương thảo”, “lịch lịch”, “thê thê” rất ít màu sắc cụ thể mà lại nặng tính chất khái quát.
Ba phần tư bài thơ nói chung quanh câu chuyện ngồi lầu. Đến câu thứ bảy, một câu hỏi xuất hiện, khá lạ: Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Sao ở chỗ này lại có sự băn khoăn ấy? (Chiều tối rồi, quê hương ở nơi đâu?) Rõ ràng ở đây nhà thơ không phải đang lâm vào tình cảnh như Đỗ Phủ: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”, cũng không phải có tâm trạng như tâm trạng của Lí Bạch khi vị “thi tiên” này “đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài” để ngóng vọng Trường An và than “Trường An bất kiến sử nhân sầu”.
Thực ra, như đã nói ở trên, hai câu cuối này chủ yếu xuất hiện theo lôgic của việc lập thuyết. Càng nhận thức được cái nghiệt ngã của qui luật, cái khoảnh khắc phù du của đời người trên cái nền trường tồn của thiên nhiên, người ta càng dễ có cảm giác ớn lạnh, cô đơn. Đây chính là lúc hình ảnh quê hương hiện lên, xoáy vào tâm trí một nỗi niềm da diết. Tất nhiên, quê hương ở đây không chỉ giới hạn trong ý nghĩa là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có gia đình, có mồ mả cha ông... mà chính là một điểm tựa của cõi lòng, là nơi trú ẩn cuối cùng của những tâm hồn không tìm được bình an khi hướng ngoại và là đối cựu cua những cái vạn biến trong cuộc đời. Ý nghĩa của vấn đề càng được khẳng định mạnh mẽ qua việc tác giả nêu lên một hoàn cảnh không thuận chiều: hoàng hôn đã xuống mà hình bóng quê hương chẳng thấy. Trên sông, khói sóng nổi lên...
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Có thể xem hai câu cuối của bài thơ là lời đề nghị một thái độ sông (ở cấp độ triết học). Sở dĩ thấm thìa vì nó được nói ra như là sự bộc lộ một cảm xúc riêng tư trong một hoàn cảnh thật xác định và cá biệt.
Đọc Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, ta dễ liên tưởng tới bức tranh “Trên cái yên tĩnh muôn thuở” của họa sĩ Nga J. Lêvitan. Dù ra đời cách nhau hơn một nghìn năm, hai tác phẩm thuộc hai loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng lại có cách phát biểu triết lí xem ra rất giống nhau. Trong tranh Lêvitan: một dòng sông nước trôi vào cõi vô tận dưới mây trời; một quả gò cao ngợp gió bên trên có thánh đường nhỏ bé leo lét ánh lửa; đằng sau thánh dường là một nghĩa địa với những cây thánh giá xiêu vẹo và những thản cây oặt mình vì gió. Cũng như bài thơ của Thôi Hiệu, bức tranh bằng sức mạnh u buồn của nó, đã giúp cho chúng ta biết nhìn sâu hơn vào bản chất của cuộc đời, có thể từ đó mà biết sống hơn - sống nhân hậu và coi trọng tình người.
Tìm hiểu “cấu trúc triết lí” củạ Hoàng Hạc lâu là một cách nhìn nhận về nét riêng của bài thơ vốn được sáng tác theo những nguyên tắc thi pháp của thơ Đưừng. Nó là sự kết tinh trong suốt vẻ cao điệu của loại thơ trong đó có những bài như Đăng Vương các của Vương Bột, Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài của Lí Bạch... bởi thế, nó xứng đáng được người xưa đánh giá là một trong những bài thơ đường luật hay nhất của thời Đường.
Bài thơ nguyên tác thật tuyệt diệu. Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà cũng thường được ca tụng là một tuyệt tác dịch thuật. Tuy nhiên, không vì thế mà khi tìm hiểu Hoàng Hạc lâu là có thể bỏ rơi nguyên tác. Quả thực người ta thường nói, bản dịch rất Tản Đà. Chính vì rất Tản Đà nên có một sự đối chiếu thường xuyên giữa hai bài lại là công việc có ý nghĩa, giúp ích cho việc tìm hiểu những nguyên tác của Thôi Hiệu và cá tính thơ Tản Đà cùng với sự khác biệt trong phong cách thơ của hai thời đại. Tính chất biểu cảm chỉ có thể được cảm nhận đầy đủ một khi ta đã nắm được toàn bộ triết lí của bài thơ.