LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Nghị luận về câu ca dao uống nước nhớ nguồn

Nghị luận về câu ca dao uống nước nhớ nguồn

Đề: Đề: Giải thích của tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn". 'Không những vậy, con người cũng chính là một sản phẩm của xã hội, nhà trường, cha mẹ đã tạo ra những con người có ích cho đất nước...'

Bài làm

Từ ngàn xưa đến nay đã có rất nhiều kẻ phản bội, vong ơn, bội nghĩa và hành động “Ăn cháo đá bát”đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Nhân dân ta vốn căm ghét những kẻ đó vì đấy là hành động trái với truyền thông của dân tộc, một truyền thống cao đẹp của đất nước, đó là lòng biết ơn, sự tôn trọng người đã làm ra các sản phẩm cho đời sau. Để cho con cháu và người đời sau không đi con đường xấu đó và tiếp tục duy trì, phát triển một đạo lí, một truyền thống cao đẹp của dân tộc, ông bà xưa đã có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về câu tục ngữ trên để có được những hành động đúng theo lời dạy của ông bà.

“Uống nước”là gì? Đó là một hành động thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Việc làm ấy sẽ giúp con người thoát qua những cơn khát, những sự mệt nhọc. Hay nói rộng ra đó chính là con người đang sử dụng những thành quả lao động của kẻ khác, của những người làm việc cực nhọc suốt ngày đêm. Còn “nguồn”? “Nguồn”là nơi xuất phát ra dòng nước, từ nơi đó dòng nước bất đầu chảy, chảy mãi cho đến hạ lưu và từ đó đưa nước đến các gia đình. “Nguồn”là người đã làm việc để tạo ra thành quả, là người tạo ra sản phẩm bằng công sức của mình để phục vụ cho xã hội, đất nước và những ngưò'i khác để rồi những con người đó tiếp tục làm việc để trở thành “nguồn”tạo nên các sản phẩm mới cho thế hệ mai sau đang tiến tới.

“Uống nước nhớ nguồn”là lời dạy của người xưa để cho các thế hệ sau phải luôn biết ơn đến những người đi trước, những người đã cống hiến cho xã hội và những người đã làm nên sản phẩm cho chúng ta sử dụng, sống một cuộc sống tiện nghi, thoải mái hơn. Kể “uống nước”phải luôn nhớ đến “nguồn”nước nơi đã cho họ dòng nước tươi mát, ngọt ngào. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một hành động mà con người Việt Nam phải có.

Thế tại sao chúng ta phải “uống nước nhớ nguồn”?

Trước nhất, không có một sản phẩm nào tự nhiên mà có, tự nhiên xuất hiện hay từ trên trời rơi xuống. Tất cả từ một vật lớn đến một vật nhỏ, từ một thành quả bé đến thành quả to đều cần có người làm ra. Các sản phẩm là kết quả của sự làm việc khó nhọc, của sự lao động quên mình của người tạo ra nó. Đã có những sản phẩm được tạo thành phải trải qua một thời gian rất dài và đôi khi người đầu tiên làm ra nó phải trả giá rất đắt, có khi bằng sinh mạng của mình để chúng ta ngày nay có thể sử dụng được. Những viên thuốc chúng ta dùng khi bệnh, ngọn đèn cháy sáng giúp chúng ta học, hay cái áo, chiếc lược đều là công sức của những người làm ra nó: vị bác sĩ, một nhà khoa học hay người công nhân. Họ là những người lao động vất vả để có sản phẩm cho ta dùng. Ta phải kính trọng họ dù cho họ giữ địa vị cao hay thấp trong xã hội.

Không những vậy, con người cũng chính là một sản phẩm của xã hội, nhà trường, cha mẹ đã tạo ra những con người có ích cho đất nước, cho thê giới. Những nhà khoa học nổi tiếng như Pha-ra-đây, Niu-tơn, Am-pe đã phát minh ra những sản phẩm mà người đời sau như chúng ta đã sử dụng chúng và sản phẩm đó đã giúp ích cho cả thế giới chứ không chỉ riêng một nước. Xã hội Việt Nam ta đã tạo ra những con người anh hùng đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ đất nước thân yêu, nền độc lập lâu đời của dân tộc. Những Phạm Ngũ Lão, người con trai thời Trần trong ba lần chống quân Nguyên Mông; Lí Thường Kiệt cùng ba quân chống giặc Tống và một Nguyễn Trãi, Lê Lợi cùng quân dân đánh đuổi giặc Minh khỏi đất nước sau hai mươi năm xâm lược Việt Nam hay những người bộ đội Cụ Hồ đã hi sinh bao xương máu cho quê hương để ngày nay chúng ta có thể vui bước đến trường. Tất cả đều là những người mà ta cần ghi nhớ. Nhưng họ lại là sản phẩm của xã hội, của nhà trường, các bậc cha mẹ. Ta phải biết ơn xã hội vì đã tạo ra những sản phẩm tốt, những thànhquả có ích cho quê hương, cho đất nước.

Cuối cùng, hành động nhớ ơn còn là một truyền thống, một đạo lí tót đẹp có từ ngàn xưa. Đã là một thành phần của xã hội, đất nước, một sản phẩm của xã hội, chúng ta phải có lòng nhớ ơn, phải học theo hành động “Uống nước nhớ nguồn”chứ không thể là một kẻ “Ăn cháo đá bát”đem lại sự nguy hiểm cho đất nước. Một con người Việt Nam thì không thể thiếu được lòng nhớ ơn, biết kính trọng các sản phẩm của người khác. Ông bà ta còn có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đã là người thì phải biết nhớ đến công sức của kẻ tạo ra, của người đã lao động tạo nên sản phẩm vì nếu không có họ chúng ta sẽ không thể nào thừa hưởng, sử dụng các thành quả đó.

Để báo đáp công lao của người đi trước, của kẻ đã tạo ra sản phẩm, thành quả, chúng ta, những người đi sau, những kẻ thừa hưởng phải có hành động đúng. Chúng ta phải biết sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả với các thành phẩm dó. Chúng ta không chỉ có sử dụng mà còn phải bảo vệ và tiếp tục tạo nên các thành quả, sản phẩm khác giúp cho đất nước phát triển và để lại cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta phải có hành động cụ thể chứ không chỉ nói suông. Chỉ có hành động mới thể hiện được tấm lòng thật. Hiện nay, các cơ quan nhà nước và những xí nghiệp đang thi đua để xây dựng nhà tình nghĩa giúp đỡ cho các gia đình có công với cách mạng. Đó cũng là một hình thức đền ơn đáp nghĩa của nhà nước đối với người đã hi sinh vì Tổ quốc. Hay chính chúng ta vào ngày 20- 11 hàng năm, lại đến thăm các thầy cô cũ và mới để thể hiện một tấm lòng kính trọng thầy cô, sự biết ơn của chúng ta, của cha mẹ chúng ta đối với thầy cô, những người đã lao động cực nhọc trên bục giảng để cho chúng ta kiến thức.

“Uống nước nhớ nguồn”là một lời dạy rất có giá trị. Tuy ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến nay và mai sau nữa lời dạy đó luôn có giá trị, không mai một theo thời gian. Lời dạy đó sẽ giúp cho chúng ta, những người học sinh và mai sau sẽ là người chủ của đất nước có thêm những hành trang vững chắc để bước vào đời, xây dựng đất nước. Chúng ta là người thừa hưởng đạo lí tốt đẹp đó phải tiếp tục phát triển và duy trì truyền thống này để không phụ lòng người di trước và các thế hệ sau có thể thừa hưởng được những đức tính tốt đẹp.

Câu tục ngữ cho em một bài học tốt. Không chỉ riêng em mà còn rất nhiều người học sinh khác, đó chính là sự biết ơn đối với những người đã làm ra sánphẩm cho chúng ta sử dụng, thừa hưởng. Bản thân em còn là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa thể làm việc để tự tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho thế hệ sau. Hiện nay, em chỉ là kẻ thừa hưởng những sản phẩm của cha mẹ, thầy cô, đó là những kiến thức, sự giáo dục. Do đó, em phải chăm ngoan học hành, nghe lời dạy bảo để đáp lại phần nào công lao to lớn ấy. Những lời dạy đó sẽ giúp em đứng vững trước những trở ngại trong cuộc sống sau này.