399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Câu chuyện tôi kể các bạn nghe nói về một người có tài xử án, ông sống ở thời nhà Hồ.
Câu chuyện được bắt đầu như sau:
Ngày xưa, có nội tán Nguyễn Khoa Đăng là người có tài xử án. Khi còn làm một chức quan nhỏ, ông đến trị nhậm hạt nào thường được mọi người mến phục, không chỉ vì tài xét xử mà còn vì lúc nào ông cũng lo trừ hại cho dân.
Có lần, ông đến nhận chức ở một huyện, một hôm có người dân làng kia bị kẻ thù oán, đêm đến lẻn ra đồng phá hết cả một ruộng dứa. Đau xót cho công lao vun trồng, dưa sắp được ăn mà chi trong một đêm bị héo rụi cẵ, người ấy bèn đến kêu khóc với ông, xin ông minh xét. Ông Đăng Khoa theo ngay người ấy về đẹn tận ruộng dưa xem xét.
Tất cả dấu vết để lại chứng tỏ kẻ gian dã dùng cái thuổng xắn đứt ngọn dưa và dùng cán giằm nát hầu hết các gốc dưa. Nhưng hắn rất khôn ngoan, bao nhiêu dấu chân của hắn, hắn đều cố ý xóa sạch. Ông hỏi người trồng dưa:
- Anh có ngờ ai thù oán với mình không?
Người ấy kể cho quan nghe tên mấy người ở xóm, lập tức ông sai chức dịch đi thu hồi tất cả các thuổng trong xóm lại, thuổng của mỗi nhà đều có ghi tên vào cán. Đoạn ông khám từng cán thuổng một, nhặt riêng mấy cái khả nghi ra một nơi. Rồi ông sai người thè lưỡi liếm mấy cái cán thuổng đọ. Quả nhiên có một cái, người ta nhận thấy có vị đắng. Ông sai lấy một gốc dưa đập dập, vắt nước ra nếm thử thì chất đắng của dưa cùng với chất đắng trên cán thuổng là một. Ông nhìn lại tên ghi ở thuổng của một trong số mấy người mà nguyên cáo ngờ là có thù oán với mình.
Lập tức ông sai lính bắt người kia giải đến. Trước tang chứng và lí lẽ đanh thép của quan, hắn không còn chối cãi vào đâu, đành cúi đầu nhận tội.
Một hôm khác, có một người buôn giấy đến trình quan rằng mình nghỉ trọ ở làng Hồ Xá, bị trộm lấy mất cả một gánh giấy. Ông Đăng hỏi rõ nguồn cơn, sai người đi do thám mấy ngày liền mà không có kết quả, ông bèn đích thân đến làng Hồ Xá để tìm cách cứu xét. Đến nơi, ông cho triệu tập dân chúng sở tại và mấy làng xung quanh lại và bảo:
- Trên tỉnh vừa báo về bắt các xã thôn mỗi người không kể nam phu, lão ấu, phải làm ngay một tờ khai tên tuổi, quê quán cho minh bạch.
Lệnh ban ra, mọi người đua nhau đi mua giấy. Vì thế giấy ở chợ lên giá vùn vụt. Lại nói chuyện tên trộm trộm được gánh giấy nhưng chưa có nơi tiêu thụ còn giấu ở nhà, nay nghe nói giá giấy lên cao bèn mang một số ra chơ bán. Không ngờ người của ông Đăng cũng đã rải đi các chợ để chờ hắn. Thế là bị bại lộ, tên trộm không những bị tội, phải dền gánh giấy cho người lái buôn mà còn phải đền cho dân các làng mất tiền mua giấy kê khái tên tuổi. Trong suốt thời kì làm nội tán, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Tri không còn lấy một bổng gian phi. Trước đó truông này là nơi rừng" rậm, con đường Nam Bắc phải di qua đây. Bọn gian phi đã dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Nguyễn Đăng Khoa trước hết tìm cách lùng bắt bọn trộm cướp. Ông sai chế ra một loại hòm gỗ kín có ‘những lỗ thông khí, vừa một người ngồi lọt, có khóa ở trong để người ngồi trong có thể mở tung ra được dễ dàng. Thế rồi, ông kén một số người giỏi võ, cho ngồi vào hòm có để sẵn vũ khí. Đoạn ông sai quân sĩ cải trang làm dân phu khiêng những hòm ấy qua truông nhà Hồ, ra vẻ khiêng những hòm "của cải" khá nặng nề. Lại cho người đánh tiếng có một ông quan trấn ở ngoài Bắc sắp sửa trẩy về quê với những hòm tư trang qúy giá sẽ di qua truông. Bọncướp đánh hơi, thấy đấy là một cơ hội kiếm ăn hiếm có, bèn rình lúc đoàn "dân phu giả" đi qua cửa truông, xông ra đánh đuổi, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Nhưng khi về đến nơi, vừa đặt xuống thì những cái hòm tự dưng mở toang, các võ sĩ ngồi trong đó cầm vũ khí xông ra đánh giết bọn tướng cướp một cách bất ngờ. Đang Ịúc hoảng hốt chưa kịp đối phó, thì bọn chúng đã nghe tin phục binh của triều đình ở phía ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ. Chúng đành chắp tay xin tha tội. Nhờ mẹo đó Nguyễn Đăng Khoa đã tóm được cả lũ. Ông cho chúng đi khai khẩn đất hoang ở nơi biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông còn chiêu dân lập ấp ở dọc hai bên truông, làm cho một vùng trước kia là nơi vắng vẻ trở thành nhũng làng xóm dân cư đông dúc, tiếng xay lúa giã gạo, tiếng gà gáy, chó sủa thay dần tiếng vượn hú chim kêu. Từ đó một vùng núi rừng thành yên ổn. Bọn trộm cướp còn lại đành phải giải nghệ.