399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Vào một buổi sáng chủ nhật, lúc cô giáo chủ nhiệm đến thăm gia dinh En-ri-cô, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Để cảnh cáo En-ri-cô, bố bạn đã viết một bức thư. Bức thư đã khiến En-ri-cô rất xúc động:
"Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đôi với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
Hãy nghĩ kĩ điệu này, En-ri-cô ạ: Trong dời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh dã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ưởc thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thê nào đi chăng riữa, con sẽ vẫn thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đaụ lòng... Con sẽ không thể sống'thanh thẫn nếu đã làm chơ mẹ buồn phiền. Dù có hôì hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ là vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ khống một phút nào yên tĩnh.. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng, xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, , nhưng thà rằng bô" không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô" sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được."
Các bạn thấy không? Sở dĩ người cha không nói trực tiếp với En-ri-cô mà viết thư nói với cậu là để tôn trọng cậu và hi vọng qua lá thư, En-ri-cô sệ nhận ra lỗi lầm của mình để tự sửa chữa và đây cũng chính là cách ứng xử trong gia dinh, ở trường và ngoài xã hội.