LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Lập dàn ý bài văn giải thích mối liên quan hai câu tục ngữ về thầy giáo rất hay

Lập dàn ý bài văn giải thích mối liên quan hai câu tục ngữ về thầy giáo rất hay

Đề: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đô mày làm nên”, nhưng lại có câu khác: “Học thầy không tày học bạn”. Hãy giải thích rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ nói trên

Lập dàn ý bài văn giải thích mối liên quan hai câu tục ngữ về thầy giáo rất hay

PHÂN TÍCH ĐỂ

1.                 Kiểu bài: Giải thích một vấn để.

2.     Nội dung: Làm rõ về sự cùng có mặt của hai câu tục ngữ tưởng như mâu thuẫn với nhau về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn.

3.    TƯ liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập.

DÀN BÀI

1.                Mở bài

-     Nhân dân ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo và đặc biệt là rất hiếu học, rất đề cao việc học.

-     Tục ngữ - túi khôn muôn đời của dân gian. Có nhiều câu đã không những khẳng định vai trò tác dụng của người thầy mà còn nêu lên những kinh nghiệm đáng quý về việc học.

-      Dần hai câu tục ngữ.

-     Chúng ta hiểu như thế nào về ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ nói trên (mối quan hệ giữa học thầy và học bạn).

2.                Thân bài

a.                Hiểu “Không thầy đố mày tàm nên" là như thế nào?

•     Người thầy có vai trò quyết định trong việc dạy học.

-      Truyền thụ kiến thức khoa học hay nói một cách khác là dạy chữ.

-     Dạy dỗ bảo ban những điều hay lẽ phải đạo lí ở đời hay nói một cách khác là dạy người.

•     Học sinh nỗ lực chủ động bản thân trong quá trình học tập.

-      Cố gắng vươn lên lĩnh hội tri thức khoa học.

-      Tự giác rèn luyện bản thân tu dưỡng đạo đức của mình.

Hạn chế: câu tục ngữ này chưa chú ý đến vai trò năng động tác dụng đáng kể của việc học bạn.

b.                Hiểu “Học thầykhông tày học bạn”là như thế nào?

•    Trong quá trình học tập của người học sinh sự hỗ trợ của bạn bè là rất quan trọng.

~Bạn bè là những người gần gũi dễ thông cảm với ta. Do đó, ta có thể học hỏi ở họ bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

-      ở một mặt nào đó, bạn bẻ cũng có thể được xem là “thầy” ta, chỉ bảo giảng giải rõ ràng, cặn kẽ những điều mà họ đã thấu hiểu một cách tường tận và sâu sắc hơn ta.

a.                Mối quan hệ giữa “học thầy” và “học bạn”:

-      Học thầy là chủ yếu phải được coi trọng nhưng cũng không thể không chú ý đến việc học hỏi ở bạn bè.

-      Người học sinh phải vừa học ở trên lớp vừa học ở nhà. Trên lớp, ta cần học thầy. Về nhà, ta cần học bạn.

-      Biết ơn thầy, ta phải kính trọng và vâng lời thầy nhưng cũng phải biết khiêm tốn thương mến, tôn trọng và học hỏi ở bạn mình.

1.                Kết bài

-      Hai câu tục ngữ không hể mâu thuẫn nhau và không bác bỏ lẫn nhau mà trái lại đã bổ sung cho nhau: Muốn học tập tốt, ta phải vừa học thầy vừa học bạn một cách chân thành và nghiêm chỉnh nhất.

-      Tự xác định thái độ của mình: Phải kính trọng thầy, biết ơn thầy vì “Không thầy đố mày làm nên". Còn đối với bạn, ta phải khiêm tốn học hỏi và chân thành giúp đỡ mỗi khi bạn cần đến.