LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Làm sáng tỏ vấn đề của nhà thơ Tố Hữu về văn học

Làm sáng tỏ vấn đề của nhà thơ Tố Hữu về văn học

Nhà thơ Tố Hữu đã nói: 'Dạy Văn học, học Văn học là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ Văn học, thầy, cô giáo có thể làm rung động các em, làm các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn thêm một chút.’ Em hiếu ý kiên trên như thê nào? Hãy lây một sô tác phẩm văn học mà em yêu thích để làm sáng tỏ vân đề này.

Bài làm

"Văn học là nhân học"

Đại văn hào Nga, Maxim-Gorki, khẳng định như thế. Nhưng để cho người tiếp nhận tác phẩm văn học một cách thấu đáo như Gorki thật là một vấn đề rất khó. Đôi với những người dạy Văn, học Văn, ý kiên của Gorki có sức thuyết phục mạnh mẽ. Tương tự như Gorki, nhà thơ Tô Hữu đã nhắn nhủ thầy cô giáo cùng các em học sinh:

"Dạy Văn học, học Văn học là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ Văn học, thầy, cô giáo có thể làm rung động các em, làm các em yêu đời, yêu lẽ sông và lớn thêm một chút".

Như chúng ta đã biết, Văn học không như những môn khoa học tự nhiên khác: Toán, Lý, Hóa, Tin học,... Văn học là một bộ môn nghệ thuật rất khó. Văn học không những đáp ứng nhu cảu giải trí của con người mà còn cung cấp một lượng kiến thức khá phong phú cho chúng ta về tinh thần. Văn học giúp chúng ta biết yêu ghét, phân biệt phái trái; biết ca ngợi cái chân- thiện -mỹ, lên án cái độc ác, xấu xa...

Vì sao nhà tho' Tố Hữu nói: "Dạy Văn học, học Văn học là một niềm vui sướng lớn?".

Dạy Văn học là cung cấp kiến thức Văn học cho học sinh thông qua công tác truyền đạt của nhà sư phạm chuyên ngành. Các em học sinh trong quá trình soạn bài hoặc tìm hiểu tác phẩm, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Tại giờ học Văn, thầy (cô) giáo sẽ giải thích, phân tích hoặc bình giảng một cách cặn kẽ, thấu đáo, giúp các em chưa hiểu hoặc ít hiểu đến chỗ hiểu cơ bản hoặc hiểu sâu sắc tác phẩm Văn học ấy. Để có được diều này, rất cần đến kinh nghiệm, năng lực của thầy (cô) giáo. Vì giáo viên và học sinh được tiếp xúc với những kiệt tác Văn học đặc sắc trong và ngoài nước nên họ cảm thây rất sung sướng. Hơn nữa, giáo viên cảm thấy tự hào bởi mình được phân công công tác trồng người, được giáo dục đàn em thân yêu, được đứng trên bục giảng, có cơ hội để thể hiện năng lực của mình... Còn học sinh được tiếp thu nguồn kiến thức quý báu của nhân loại, được học làm người qua các tác phẩm Văn học mà thầy (cô) giáo giảng dạy. Bởi vậy, các em cảm thấy hạnh phúc lắm.

Tại sao "Qua mỗi giờ Văn học, thầy (cô) giáo có thể làm rung động các em, làm các em yêu đời, yêu lẽ sông và lớn thêm một chút.' ?

Có thề nói rằng, cuộc sống đời thường khá tất bật. Chỉ có đôn trường đến lớpmột môi trường sư phạm trong sáng - lại được các thầy cô giáo có năng lực và tâm b' '.yết dìu dắt, tâm hồn các em học sinh được tập trung lắng đọng và mở rộng, nên các em cảm thấy say sưa, thú vị, trong giò' học Văn. Từ đó, càng cảm, càng thấu hiểu tác -phẩm Văn học, tâm hồn các em càng dễ rung động.

Thuở còn cắp sách đến trường nghe thầy giáo đọc thơ, Trần Đãng Khoa thấy "đất trời đẹp ra", thấy cuộc đời thật đẹp, thật đáng yêu:

"Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Em êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời Thèm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra".

Những học sinh có tâm hồn như Trần Đăng Khoa không phải là ít. Tâm hồn của các em thơ ngây, trong trắng và đẹp lắm! Chỉ cần "những kĩ sư tâm hồn" khơi gợi đúng nguồn là các em sẽ "lớn thêm một chút", thậm chí tâm hồn các em còn cất cánh bay cao hơn nữa.

Đã một lần, trong giờ học nâng cao kiến thức bộ môn Văn dành cho học sinh lớp chuyên, em được thầy giáo giảng bài thơ sau đây của Tô Đông Pha (Tô Thức), một đại thi hào đời Tông:

"Rượu kia không uống sao say Ngựa di thì tấm lòng này cùng đi Em về bịn rịn đỉnh vi Anh nay an ủi bằng gi? Quanh côi!

Lèn cao ngoái lại nương đồi Mủ đen thấp thoáng khuất rồi lại nhô Áo đen mỏng, lòng anh lo Lo con ngựa Ốm quanh co trăng tà ơ, đi đáng lẽ vui ca,

Tiểu đồng sửng sốt sao ta quá sầu!

Biệt li có lạ gì đâu Chỉ e ngày tháng dãi dầu vụt trôi.

Nhớ xưa đèn lạnh đôi hồi Cái đêm hiu quạnh cùng ngồi nghe mưa Y này em đã nhớ chưa?

Quan cao chức trọng say sưa làm gi".

(Hoa Bằng dịch)

Bài thơ miêu tả cuộc chia tay bịn rịn giữa Tô Đông Phạ với em T^ai là Tử Do - một tiên sĩ triều Gia Hựu. Tình cảm anh em của Tô

Dông Pha vô cùng thắm thiết. Tử Do đã lên yên ngựa vồ đi xa rồi mò Tô Đông Pha hãy còn trèo lên cao đế ngóng trông theo. Tiết trời rét lạnh, nghĩ đến Tử Do mặc áo lông cừu mỏng manh, đi bằng con ngựa gầy trong gió sương mà lòng dạ Tô Đông Pha xót xa. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn? Dù biết rằng thế nhưng Tô Đông Pha không muốn xa cách đứa em trai thân yêu lâu ngày dài tháng. Đứng trên cao nhìn ánh trăng tàn, Tô Đông Pha bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa cùng em ngồi đối diện trước ngọn đèn, lặng lẽ đêm từng hạt mưa rơi. Mưa đêm ấy lạnh nhưng có em bên cạnh, lòng Tô Đông Pha cảm thấy ấm áp. Tô Đông Pha khuyên em đừng luyến tiếc quyền cao chức trọng, hãy sông một cuộc đời thanh bạch, hướng thượng. Bởi vậy, tiễn em đi rồi, Tô Đông Pha hãy còn lo lắng rằng em có nhớ lời anh dặn dò nhắn nhủ chăng? Thật đúng là "anh em như thể tay chân".

Một điều chắc chắn rằng: nếu không có thầy giảng giải, phân tích bài thơ trên thì em không bao giờ hiểu hết nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là tâm sự của Tô Đông Pha, vì đây là bài thơ viết bằng chữ Hán. Chính vì hiểu thơ Tô Đông Pha, em lại yêu thích thơ Tống. Em cảm thấy thơ Tông vẫn mênh mông bát ngát tình, hàm súc, cô đọng như thơ Đường. Ngoài ra, lòng em vui sướng vì mình được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ, cổ điển, độc đáo. Tâm hồn em thật sự rung động trước tình anh em cao quý của Tô Đông Pha. Em xem bài thơ ấy là một bài học hay dành cho em về tình huynh đệ. Điều đó không chỉ là niềm vui sướng lớn đối với em mà còn là niềm hạnh phúc vô biên của thầy em.

Trong một buổi học nâng cao khác, em lại được thầy giáo giảng cho nghe kiệt tác Sô phận con người của đại Văn hào Nga Sôlôkhôp người từng đạt giải thưởng Nôben về Văn học năm 1965 với bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Kiệt tác số phận con người gồm phần mơ đầu, phần kết thúc và ba chương: Chương I là tiểu sử của Xôcôlôp từ những năm trai trẻ đến thời gian chiến tranh vệ quốc bắt đầu. Những năm nội chiến, anh tham gia Hồng Quân. Năm đói 1922 cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê cho Culắc nên sống sót. Xôcôlôp làm nghề mộc, nghề nguội rồi lấy vợ, dần dần xây dựng được một gia đình hạnh phúc, có nhà cửa, vợ hiền và ba con. ơ chương II, chiến tranh bùng nổ, Xôcôlôp từ giã vợ con ra mặt trận. Anh bị phát xít bắt

làm tù binh, phải chịu đựng bao sự tra tấn dã man của kẻ thù. Cuối cùng Xôcôlôp chạy trốn khỏi trại tù, trở về với Hồng Quân, về đơn vị được ít lâu thì anh nhận được tin đau đớn: một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng vợ và hai con gái của anh. ở chương III: một hi vọng mới sưởi ấm tâm hồn giá lạnh của Xôcôlôp: anh nhận được thư của người con trai lớn nay đã là một đại uý pháo binh. Khi chiến tranh sắp kết thúc, tiến quân gần đến Béc lin, Xôcôlôp chờ đợi giây phút bố con gặp nhau. Và anh đã được gọi đến đế nhìn mặt con lần cuối cùng, con trai anh đã bị tử trận vào ngày mồng chín tháng năm, ngày chiến thắng.

Điều mà em xúc động nhất khi được làm quen với tác phẩm này là đoạn nói về sự đau thương mất mát của con người do chiến tranh gây ra. Khi nghe thầy giảng đến đoạn Xôcôlôp trở về sau ngày hòa bình, em đã cố nén cho những giọt nước mắt chảy vào lòng. Xôcôlôp đã lần lượt mất tất cả trong chiến tranh, trái tim của anh không bao giờ như xưa nữa mặc dù có bé Vania - một đứa trẻ côi cút-sưởi ấm trái tim giá lạnh của anh. Xôcôlôp đã tâm sự: "Trái tim của tôi đã rệu rã lắm rồi... có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại vào giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi... hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân đã quá cố... ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không thở ra một tiếng thở dài, một lời .han vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối đẫm nước mắt...". Chiến tranh là như vậy đó! Tiếng súng đã im, bom đạn đã thôi rơi... Nhưng vết thương tâm hồn vẫn còn âm ỉ mãi, được dịp là nó tái phát đau nhói, không có sự bù đắp cũng như không có loại thuốc nào chữa khỏi.

Mặc dù giờ học đã kết thúc, thầy giáo rời lớp nhưng em vẫn còn nghe văng vẳng bên tai giọng nói ấm áp, dạt dào cảm xúc của thầy. Cũng như nhiều bài giảng văn khác, bài giảng về kiệt tác Số phận con người đã không những làm cho em mê say, thích thú mà còn mở ra trước mắt em một cái nhìn đồng cảm với cái nhìn mới đầy nhân bản của Xôlôkhốp trong kiệt tác này nói riêng và trong Văn học Xô viết đôi với chiến tranh nói chung.

Tóm lại, văn chương giáo dục chúng ta rất nhiều; có ích cho tư tưởng tình cảm của chúng ta. Cuộc đời sẽ đẹp đẽ biết bao khi văn chương sống mãi mãi với thời gian và những người dạy Văn học, học Văn học sẽ vui sướng biết bao khi được tiếp xúc, tìm hiểu một cách thường xuyên, sâu sắc với văn chương. Văn chương sẽ giúp cho chúng ta được phát triển toàn diện về nhân cách lẫn tâm hồn. Chúng ta hãy cố gắng học Văn để khám phá thế giới, nâng cao sự hiểu biết về con người, cuộc đời cũng như gìn giữ tư tưởng và bồi dưỡng tình cảm ngày càng trong sáng, tốt đẹp để vươn tới chủ nghĩa Nhân văn.