399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài tham khảo
Từ trước đến nay có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập và lao đông, họ đã để lại cho đời nhiều ấn tượng tốt đẹp, những bài học làm người thật cao quí.
Một trong những tấm gương đó là anh học trò nghèo, thông minh, hiếu học Châu Trí. Vì nhà nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền, hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Tuy gian khố’ là thế đấy nhưng anh vẫn kiên trì, nhẩn nại khắc phục mọi khó khăn để học tập. Cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời khen ngợi và thán phục.
Rồi đến Nguyễn Hiền, người làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam sống vào thời vua Trần Thái Tông. Vì nhà quá nghèo nên cậu phải đi chăn trâu cho một phú ông giàu có. Phú ông có rước thầy về dạy cho các con. Cậu bé chăn trâu Nguyễn Hiền chỉ nhìn trộm, học lén. Là người thông minh, hiếu học, Nguyễn Hiền chịu khó học khi ở trên lưng trâu, khi bên cốixay lúa... Vở của ông là mặt đất, viết của ông là cành cây. Thế nhưng, về sau Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. Nếu không chăm chỉ, kiên trì vượt khó thì ông làm sao có được những thành quả huy hoàng đó?
Gần hơn chúng ta nữa đó là Bác Hồ. Bác đã từng dạy:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Bác thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước. Bác làm mọi việc, không ngại gian khổ đế' đi được nhiều nước. Nào là phụ bếp trên tàu, nào là cào
tuyết giữa mùa đông lạnh giá... ơ châu Au: Một viên vạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá. Thế nhưng, Bác chẳng hề nao núng. Bác kiên trì đi đến nhiều nước để tìm con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc. Cuối cùng, Bác tìm thấy ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vận dụng ánh sáng đó, Bác đã thực hiện được hoài bão của mình.
Qua những câu chuyện trên, em thấm thía một điều: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Ý chí và nghị lực sẽ giúp chúng ta đi đến bến bờ thành công trong cuộc sống.