399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Tình hình nước ta thời giặc Minh đô hộ.
- Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện:
- Lê Thận đánh cá và kéo được lưỡi gươm lạ.
- Lê Thận dâng gươm báu cho Lẻ Lợi.
- Lê Lợi dùng gươm thần đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Việc hoàn lại gươm cho Long Quân và sự tích cái tên Hồ Gươm.
II. BÀI LÀM
Vào thế kỉ XV, dưới ách đỏ hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược tới tận xương tuỷ. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy lực lượng còn yếu. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần dẹp giặc.
Một đêm nọ, ở Thanh Hoá có người dân chài tên là Lê Thận đi đánh cá. Sau hai lần quăng chài, Thận đều kéo được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy. Xem kĩ, Thận mới biết đó là lưỡi gươm bèn đem về nhà.
Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi vào thăm nhà Thận, đột nhiên lưỡi gươm loé sáng. Lê Lợi cầm xem, thấy hai chữ Thuận Thiên, nhưng không biết đó là gươm quý. .
Một lẩn bị giặc đuổi, lúc chạy qua khu rừng, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra trên ngọn cây cao. ông trèo lên thì phát hiện đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt chuôi gươm vào thết lưng và giữ gìn cẩn thận. Ba ngày sau, Lê Lợi kể cho mọi người nghe chuyện này. Lê Thận đem lưỡi gươm của mình ra xin tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Mừng rỡ, Lê Thận kính dâng thanh gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi.
Từ ngày có gươm thần, khí thế nghĩa quân tăng lên rất mạnh, xông xáo tung hoành tìm giặc, đánh đâu thắng đó. Quân Minh bạt vía kinh hồn phải rút chạy. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược.
Một năm sau ngày chiến thắng, vua Lê dạo chơi bằng thuyền trên hổ Tả
Vọng. Bỗng một con Rùa Vàng rất lớn nhô mình lên khỏi làn nước xanh. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nổi hẳn lên mặt nước và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua Lê rút gươm thả vềphía Rùa Vàng. Rùa đớp lấy và lặn nhanh xuống nước.
Một vệt sáng vẫn còn le lói dưới hồ sâu.
Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay hổ Hoàn Kiếm.