399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Lần đầu trai ngọc khẽ hé vỏ và đưa chiếc lưỡi mềm mại của mình ra ngoài. Lát sau cũng nhẹ nhàng như thế, trai ngọc rút lưỡi vào và khép chặt vỏ trở lại. Bỗng nó thấy đau nhói tưởng chết đi được, một hạt cát biển đã lọt vào theo và đang cào lên lớp thịt mỏng mảnh và mềm mại của nó.
Trai ngọc dùng đủ mọi cách mà không sao tống được hạt cát ra ngoài. Cuối cùng để khỏi đau, trai ngọc chỉ còn cach là chat từ trong cơ thể mình ra một chất keo bọc lấy hạt cát để những cạnh sắc của hạt cát không còn cắt dược.
Nhiều ngày trôi qua, hạt cát nhỏ lớn dần lên, tròn trịa và trơn nhẵn. Lớp vỏ bọc ngoài ấy long lanh bảy sắc của cầu vồng. Đó chính là một viên ngọc trai.
Những hạt cát biển đã chứng kiến chuyện đó thường nói với nhau:
- Nói chung những hạt cát và những viên ngọc trai đều hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác một chút thôi: ngọc trai thì có ngọc, còn hạt cát thì không.
Hồi còn trẻ, ông tôi, một người đánh cá, đã từng tìm thấy một viên ngọc trai trong một con trai như thế. Bày giờ ông toi thường kể iại cho chúng tôi nghe về chuyện con trai làm ngọc và thường kết thúc câu chuyện như sau:
- Con người ta bắt đầu cũng giống như những hạt cát. về sau, có người thành ngọc, còn có người thì van là hạt cát. Cac cháu có biết khác nhau chỗ nào không? Cái đó, bây giờ các chau gọi là học tập và rèn luyện đấy.
NHÂN XÉT:
Câu chuyện tưởng tượng này gợi mở cho các học sinh một trong nhiều cách “nước lã mà vã nên hồ”, có thể dùng một chat liệu đơn giản nhất - một hạt cát, một giọt nước, một tập vở cu, một đôi dep rách bán cho bà ve chai, một con kiến, thậm chí một cái lá héo rụng... để dựng thành một truyện có ý vị hẳn hoi như câu chuyện ngụ ngôn ơ đây, hoặc như nhiểu chuyện thú vị khác của Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương... Xuân Diệu còn viết cả những áng văn đầy sức hẩp dẫn về một chiếc giường hư đã bị tống vào buồng chứa đồ bỏ đi, về những con mèo hoang...
Tất cả bí quyết để “vã nên hồ” từ những giọt “nước lã” ấy, phải chăng là ở sự cần cù quan sát, học hỏi, tích lũy vốn song, ở sự phát huy óc tưởng tượng vốn không thiếu ở lứa tuổi học sinh, và nhất là ở tam lòng nhạy cảm yêu thương của mình?