399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự là Tùng Niên, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tính Hải Dương. Ông sống vào cuối thời Lê - Trịnh, đời Tây Sơn và triều Nguyễn, một giai đoạn lịch sử Việt Nam đầy biến động dữ dội.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc - quan lại, ông không đỗ đạt cao, tuy vậy ông vẫn nổi tiếng như một nhân tài Bắc Hà. Sống lịch lãm, học vấn uyên bác, coi thường danh lợi. Năm 1821, Minh Mệnh triệu ông ra làm quan; 5 năm sau đã thăng chức Tê tửu Quốc tử giám; nhưng ông cáo bệnh xin từ quan về sống ở Thăng Long.
Phạm Đình Hổ là một nhà văn để lại nhiều tác phẩm lớn, rất có giá trị về văn hóa, lịch sử và văn chương. Tất cả đều viết bằng chữ Hán, chỉ mới có 2 tác phẩm được dịch ra tiếng Việt: Vũ trung tùy bútvà. Tang thương ngẫu lục (cuốn sau viết chung với Nguyễn Án).
Văn thơ Phạm Đình Hổ rất độc đáo, sắc sảo, thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, một tâm hồn thanh cao, thể hiện cốt cách tuyệt đẹp của kẻ sĩ.