LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Chứng minh sự tinh yêu nước vô bờ bến của Phan Bội Châu

Chứng minh sự tinh yêu nước vô bờ bến của Phan Bội Châu

Đề: Từ những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phan Bội châu, hãy làm sáng tỏ nhận định sau: 'Cái quý nhất trong sáng tác của Phan Bội Châu là nhiệt tình yêu nước vô bờ bến'.

Bài làm

..."Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam".

Thật vậy, đất nước Việt Nam đẹp bởi những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đẹp bởi những con người Việt Nam yêu nước, cần cù lao động. Đẹp bởi bề dày bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước oai hùng vẻ vang. Chính vì lẽ đó mà ai sinh ra trên mảnh đất thân thương này cũng đều có một tình yêu đất nước thiết tha, cháy bỏng. Trong những năm đầu thế kỷ XX, đất nước Việt Nam chìm đăm trong bể thảm mênh mông, gót giầy bọn thực dân Pháp đã giầy xéo lên từng tấc đất. Người dân Việt Nam mang nặng nỗi đau mất nước. Sinh ra trong hoàn cảnh bẽ bàng đó, Phan Bội Châu đã sớm trở thành nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta. Bởi vậy, có nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét về sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu:

"Cái quý nhất trong sáng tác của Phan Bội Châu là nhiệt tình yêu nước vô bờ 'bến".

Trước hết, chúngta cần tìm hiểu vải nét về cuộc đời của cụ.

Thuở nhỏ, Phan Bội Châu sớm nổi tiếng là thần đồng: 6 tuổi theo cha đi học, ba ngày đã thuộc hết "Tam Tự Kinh". Lên 7 tuổi đã hiểu nghĩa Kinh Truyện, sử dụng thành thạo chữ Hán, 8 tuổi biết viết rành mạch các thể văn cử tử, đi hạch ở huyện. Khi được 13 tuổi đã đậu huyện. Lên 16 tuổi đậu đầu xứ. Khi 17 tuổi Phan Bội Châu viết hịch Bình tây thu bắc (Dẹp giặc Pháp khôi phục đất bắc) dán ỏ' gốc đa đầu làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào văn thân ở Bắc kỳ.

18 tuổi, Phan Bội Châu tập hợp bạn bè thành lập đội "Thí sinh quân" để hưởng ứng văn thân Nghệ-Tĩnh chống Pháp.

Năm 30 tuổi, Phan Bội Châu viết phú "Bái thạch vi huynh" và được tặng danh hiệu "hay chữ nhất nước Nam" đồng thời có cơ hội tiếp xúc Nguyễn Thượng Hiền, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế...

Năm 33 tuổi (1900) Phan Bội Châu đậu Giải nguyên trường Nghệ An với vinh dự độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử: "bảng một tên lừng lẫy tiếng làng Văn".

Năm 1905 Phan Bội Châu trốn sang Nhật Bản hoạt động cách mạng.

Năm 1908 Phan Bội Châu chạy sang Trung Quốc và Thái Lan.

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội và bị bắt cho đến năm 1917.

Năm 1925, ông trở thành "Ông già Bến Ngự".

Năm 1940 Phan Bội Châu qua đời với lời từ biệt: "Cứu nước, bảo toàn giống nòi, tôi có chí nhưng không có tài. Nay tôi từ biệt quốc dân mãi mãi. Tội tôi rất lớn, xin quốc dân tha thứ cho".

Phải nói rằng, cội nguồn cảm hứng thơ của Phan Bội Châu là nhiệt huyết sục sôi, hành động theo lý tưởng phục vụ cho non sông Việt Nam tươi đẹp. Nhà thơ sớm nhận thức được nghĩa vụ của mình:

"Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời".

Hỏi đấy, thắc mắc đấy, nhưng phải chăng nhà thơ có ý định giải thoát ra khỏi bàn tay đầy uy quyền của tạo hóa để tự do tận hưởng

niềm vui của cuộc sống? Rất mạnh mẽ và chững chạc, Phan Bội Châu muốn tạo dựng sự nghiệp cho chính mình, làm chủ cả vũ trụ bao la, không lệ thuộc vào không gian và thời gian. Lời tho' đầy tự tin, rắn rỏi như thể nó đã nhận được từ nhà tho' một luồng sinh khi yêu đời, khát vọng tạo dựng cuộc sống mới mẻ, hanh phúc. Ta cũng khó cưỡng lại chính mình, phải hớp lấy chút sinh khí ấy cho bản thân rạo rực hẳn lên. Câu thơ có sức thu hút lạ thường, phải chăng là thế?

Những ngày tháng ra nước ngoài hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu đã bị bọn phản động ở Quảng iJông bắt giam vì "tội yêu nước" vào năm 1914, ông viết ngay bài thơ:

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,

Đã khách không nhà trong bốn biển,

Lại người có tội giữa năm châu.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!".

Hai câu đề thể hiện một phong thái ung dung, đường bệ của người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Cụ Phan Bội Châu xem nhà tù là nơi tạm dừng chân trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Tù ngục chỉ kìm kẹp cụ Phan Bội Châu về thế’ xác, còn tinh thần cụ vẫn tự do, bất khuất, thanh thản.

Hai câu thực, cụ Phan Bội Châu khái quát vài nét về cuộc đời rày đây mai đó, nổi trôi nơi xứ người của mình. Thật vậy, vì yêu giống nòi, cụ ra đi tìm đường cứu nước đến thời điểm làm bài thơ này gần 10 năm. Lúc cụ ỏ' Nhật Bản, lúc cụ ở Thái' Lan, lúc cụ tạm trú ở Trung Quốc. Cụ không có một mái nhà ổn định để chiều chiều khơi lửa ấm quây quần bên mâm cơm nghi ngút khói. Mặt khác, cụ bị bọn thực dân Pháp kết "tội yêu nước" và "tặng" cho cụ một bản án tử hình. Chúng truy nã cụ ráo riết như một tên tội phạm của năm châu lục.

Hai câu luận là ý chí, khát vọng của cụ đối với công cuộc trị

nước, cứu đời. Dù phải ngồi tù, cụ vẫn nở nụ cười trước mọi mưu đồ quỷ quyệt, xảo trá của kẻ thù.

Hai câu kết khẳng định khẩu khí ngang tàng, dũng cảm, hào hùng của cụ Phan. Nếu cụ còn sống ngày nào thì ngày đó cụ vẫn bất chấp nguy hiểm, gai góc trên con đường cách mạng để tìm kiếm độc lập tự do và hạnh phúc cho đất nước Việt Nam.

Phan Bội Châu đã từng phát biểu như một chân lý:

"Ví phỏng đường đời bàng phẳng cả Anh hùng hào kiệt có hơn ai?".

Như vậy Phan Bội Châu yêu đời bằng lý tưởng nam nhi, hăm hở lập chiến công. Bởi thế, nhiều đứa con tinh thần của ông được di hưởng chất khí phách ngang tàn, ngạo nghễ:

"Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi Tùa tám cõi ném về trong một túi".

(Chơi xuân)

Chỉ cần nghe hai câu thơ này, chúng tà cũng hả hê cùng ông. Không hả hê sao được khi nhà tho' chiến sĩ không chỉ tựa mình vào bề dày lịch sử của ông cha ta mà còn mạnh dạn khẳng định mình, cho mọi người biết trên đời này có một Phan Bội Châu dám "xáo lộn cổ kim" rồi "tùa tám cõi" lại thêm "ném về trong một túi".

Đọc đến đây, độc giả bỗng im lặng. Im lặng đấy nhưng tận đáy lòng chúng ta khâm phục tài năng, chí tang bồng xông pha năm châu bốn bế của cụ Phan. Hai câu thơ choáng ngợp động từ mang cảm giác mạnh như một "xáo trộn", hai "tùa", ba "ném" đế rồi nhân vật trữ tình luôn hiện lên tầm vóc cao lớn, chí khí phi thường. Chất ngang tàng ngạo nghễ vẫn còn thoảng đâu đây. Dư âm của câu thơ, phải chăng là thế?

Mặc dù vui tươi trước không khí rộn ràng, ấm áp của mùa xuân nhưng tình yêu nước trong lòng ông vẫn da diết:

"Hai vai gánh vác sơn hà,

Đã chơi chơi nốt, ối chà chà xuân".

Chơi xuân... chơi nốt. Quyết theo đuổi đến cùng mùa xuân cách mạng. Thái độ kiên quyết của đấng nam nhi đã tạo nên một tượng

đài nghệ thuật kỳ vĩ với bao hoài bão lớn lao. Giếng nước ơi, gốc đa ơi, hừng đông ơi, mùa xuân của đất nước đang đón chờ chúng ta đó! Tiếng gọi thiêng liêng tự đáy lòng nhà thơ, thúc giục ông tham gia cứu nước. Giờ đây, mọi trở ngại dù lớn đến đâu cũng không thể làm chùn bước tiến của nhà thơ. Thản ngữ "ối chà chà" kết thúc bài thơ trong âm diệu sảng khoái đồng thời vẫn pha chất ngạo nghễ, phải chăng là thế?

Để thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình, Phan Bội Châu đã:

"Muốn vượt biển Đông theo cảnh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi".

(Xuất dương lưu biệt)

Sức truyền cảm của câu thơ được khơi dậy từ chính giọng thơ tươi vui, sôi nổi, thể hiện một lập trường kiên định, một tấm lòng son sắt. Tứ thơ rất đẹp, hứa hẹn nhiều may mắn, gợi ra chân trời mới mẻ cho dân tộc ta. Sự sảng khoái quyện vào cánh gió, quấn lấy sóng bạc và lan tỏa sang người đọc, phải chăng là thế?

Nếu cảm thụ được khúc nhạc "... đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay..." ta càng hiểu thấm thía hơn hành động dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, đối đầu với làn đạn, mũi tên của cha anh suốt bao thế hệ dựng nước và giữ nước. Ý thức được trách nhiệm, hành động theo trách nhiệm chẳng phải dễ, nhất là với lớp trẻ, trụ cột của đất nước sau này. Thế là, cụ Phan Bội Châu dùng thơ văn kêu gọi những ai còn đắm chìm trong những thú vui, hãy hướng về cách mạng:

"Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy,

Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng".

Đó đây, vạn vật vươn mình trong nắng sớm, bắt đầu nhịp sống khẩn trương, sôi động. Chú gà oai vệ vươn cổ gáy vang. Các chú chim nhận lời mời của nàng xuân đã về đây xây tổ ấm, hót véo von chào đón bình minh. Ấy vậy mà, cũng có một bộ phận lớp trẻ chưa chịu hòa mình vào dòng chảy sôi nổi. "Dậy! Dậy! Dậy!" là lời nhà thơ đánh thức giấc thế hệ trẻ, phủi lớp bụi làm mờ nhạt tình yêu quê hương đất nước và khơi gợi cho họ con đường tất yếu:

"Thưa các cô, các chị, lại các anh Đời đã mới, người càng nên đổi mới Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội Xúm vai vào xốc vác cựa giang sơn".

Ông già Bến Ngự đang được học trò chúc Tết, chắc hẳn không khi rất thân mật. Nhưng câu thơ vẫn rành rành một chữ "thưa" đầy vẻ trịnh trọng. Khách sáo ư? Chẳng phải thế! Lúc cử chỉ lễ phép bất thường xuất hiện trong thơ văn cũng là lúc ý nghĩa nhân sinh được phơi bày. Phan Bội Châu trịnh trọng để thể hiện nỗi khát khao, kỳ vọng vào lớp trẻ, để họ ghé vai vào gánh vác giang sơn thay mình, điều đó không đáng tạc dạ sao, không đáng trịnh trọng sao?

Tuổi già sức yếu không thể tiếp tục cứu nước nhưng Phan Bội Châu không quên tìm người tiếp nối sự nghiệp. Đó là sự chu đáo. Mà sự chu đáo ấy, xét cho cùng, cũng do tình yêu đất nước vô bò' bến mà ra, phải chăng là thế?

Các tác phẩm như Hải ngoại huyết thư, Trùng Quang tâm sử, ... đều nhất quán ở chủ nghĩa yêu nước. Đặc biệt là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử (Sử lòng ở trại Trùng Quang). Trùng Quang tâm sử nói về chuyện giặc Ngô xâm lược đời Hậu Trần và chuyện Trần Quý Khoáng lãnh đạo cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng thật ra là nhằm thể hiện tư tưởng đường lối chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là dựng lên được ba gương mặt phụ nữ anh hùng rất đẹp, trong đó tiêu biểu nhất là cô Chí. Cô Chí đẹp không những về ngoại hình mà còn ở tâm hồn và hành động. Ớ cô Chí vừa có tính truyền thống vừa có tính hiện đại.

Qua hình tượng cô Chí chúng ta thấy rằng không phải chỉ có đấng nam nhi mới có lòng yêu nước, có chí anh hùng mà những người phụ nữ cũng thế. Phan Bội Châu xuất thân từ tầng lớp Nho giáo mà có cái nhìn người phụ nữ như vậy là rất nhân đạo, tiến bộ và đáng khâm phục.

Chúng ta khâm phục cụ Phan đã đành, cả Chủ tịch Hồ 'Chí Minh vĩ đại cũng khâm phục ông, mới đáng nói chứ! Điều này được thể hiện qua Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu. Suốt cuộc gặp mặt, Phan Bội Châu chỉ "im lặng dửng dưng". Sự im lặng tuyệt đối ấy nào phải "một bèn nói tiếng Nam, một bên nói tiếng

Tây" mà chỉ do Phan Bội Châu không hiểu Va-Ren cũng như Va-Ren không hiểu Phan Bội Châu. Chẳng phải đã có sự khác biệt giữa hai lý tưởng, hai lẽ sông hoàn toàn trái ngược nhau? Cụ Phan Bội Châu không nói nhưng "cười một cách kín đáo", "râu mép khẽ nhếch lên rồi hạ xuống ngay". Cuối cùng, Phan Bội Châu nhổ vào mặt Va-Ren như một cú nốc-ao làm Va-Ren hoàn toàn đo ván. Phan Bội Châu có tình yêu quê hương đất nước bằng hành động căm thù giặc, nhưng đang bị tù hãm, không làm thơ được. Nguyễn Ái Quốc đã nói hộ tiếng lòng của Phan Bội Châu. Nếu có ai thoáng nghĩ: "Cụ Phan chỉ hô hào ra vẻ chứ làm được gì cho đất nước" thì truyện ngắn đó là một minh chứng hùng hồn có sức thuyết phục và tác động tâm lý cao, sẽ lý giải do đâu thơ văn Phan Bội Châu lấy chủ đề lòng yêu nước làm cảm hứng cho sáng tác của mình, rồi dám hô hào, kêu gọi mọi người đồng lòng chống giặc.

Tóm lại, mọi vật đều sọ' thòi gian, bởi lớp bụi thời gian sẽ phủ mò' tất cả, Nhưng thời gian lại sợ các bậc vĩ nhân, bởi sự tồn tại của họ là vĩnh cửu. Phan Bội Châu đã mang cả cuộc đời mình cống hiến cho cách mạng, đồng thời muốn phục vụ cho cách mạng bằng văn học nghệ thuật, bằng tất cả nhiệt huyết của trái tim mình. Non sông ta đã mất đi một con người yêu nước vô bò' bến. Nhưng tòa lâu đài văn học Việt Nam lại được thêm một viên ngọc sáng long lanh. Ôi! Phan Bội Châu, tên của cụ đã trỏ' thành tên gọi quen thuộc của nhiều con đường trên đất nước Việt Nam.