399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
PHÂN TÍCH ĐỀ
1. Kiểu bài: Chứng minh
2. Nội dung: Phẩm chất thanh cao trong sáng, giữ trọn đạo lí làm người của con người Việt Nam.
3. TƯliệu: Thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
1. Mở bài
- Trong cuộc sống, xung quanh chúng ta không thiếu những người lao động tuy phải sống một cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, ăn đói mặc rách, nhưng vẫn giữ tròn phẩm cách của mình nên rất được mọi người quý trọng. Đó là chuyện ngày nay. Còn thời xưa, sách sử đã ghi lại biết bao tấm gương ngời sáng của tiền nhân ta thể hiện khí tiết thanh cao vượt qua mọi cám dỗ của danh vọng, tiền tài, ăn chơi hưởng lạc.
Vẻ đẹp của những nhân cách ấy phải chăng đã được ông cha chúng ta so sánh với hoa sen và đã ngợi khen bằng bài ca dao sau đây:
Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
- Chuyển mạch.
2- Thân bài
a. Ý nghĩa của câu ca dao:
- Nghĩa đen:Tả hoa sen một loài đẹp và quý và tuy là phải sống trong đầm bùn mà vẫn ngát hương thơm.
- Nghĩa bóng:Tác giả dân gian dùng phép ẩn dụ mượn phẩm chất cao đẹp của hoa sen để để cập đạo lí của con người
Đấy lả một triết lí nhân sinh cao đẹp ca ngợi bản lĩnh của dân tộc: Sống thanh bạch, sống thanh cao giống như hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. “Bùn"ở đây cũng phải được hiểu theo nghĩa bóng là chỉ mọi thứ bẩn nhơ cám dỗ con người khiến con người phải dao động và sa ngã như tiền bạc danh vọng, địa vị cao sang...
- Tác giả dân gian với bài ca dao hoa sen đã ca ngợi con người Việt Nam luôn giữ khí tiết thanh cao của dân tộc, xem đó là một đạo lí không những trong cuộc sống thường nhật mà cả trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc tự do hạnh phúc cho đồng bào chủng tộc minh.
b. Chứng minh bằng thực tế đời sống nét đẹp thanh cao của con người Việt- Nam từ xưa đến nay:
- Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã nêu cao khí tiết chết vinh hơn sống nhục.
* Trần Bình Trọng "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".
* Nguyễn Trãi bị địch giam lỏng ở Đông Quan vẫn kiên trinh một lòng, quyết không theo giặc.
* Nguyễn Khuyển vì khí tiết đã từ quan dù bị Hoàng Cao Khải ép làm gia sư nhưng vẫn giữ nét đẹp thanh cao.
Nguyễn Đình Chiểu “Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Dâm mấy thằng gian bút chẳng tà". “Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây”.Giữ vững “đạo nhà” không bị thực dân Pháp mua chuộc.
* Nguyễn Trung Trực “Bao giờ hết cỏ Tháp Mười. Nước Nam ta mới hết người đánh Tây”.
* Cụ Nguyễn Sinh sắc thân sinh Bác Hổ, tuy đỗ phó bảng nhưng chỉ làm tri huyện một thời gian ngắn rồi treo ấn từ quan.
- Ngày nay, cháu con vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống nêu cao khí tiết.
* Nhiều cán bộ cách mạng làm điệp viên trong lòng địch vẫn khéo léo để giữ vững lòng trung thành đối với Đảng và phẩm chất thanh cao của mình.
* Nhiều cán bộ cách mạng trong tù tỏ rõ ý chí kiên cường bất khuất không bị danh lợi, tiền tài vật chất của địch mua chuộc, trong những điều kiện nghiệt ngã vẫn giữ được khí tiết cách mạng của mình.
* Đặc biệt hình ảnh Bác Hồ tấm gương sáng "đạo đức Hố CHÍ MINH” nhiều năm sống trong xã hội tư bản vẫn không bị tiện nghi vật chất xa hoa quyến rũ mê hoặc, từng bị thực dân Pháp đe dọa; dụ dỗ nhưng vẫn giữ vững ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, kiên trinh lí tưởng cao đẹp của đời mình.
1. Kết bài
Hình ảnh hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”là hình ảnh cao đẹp của đạo lí dân tộc “sống trong sạch sống thanh cao "không bị mọi thứ bẩn nhơ cám dỗ: "Bần tiện bất năng di, phú quỷ bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.
- Ngày nay và cả mai sau, câu ca dao trên vẫn mãi mãi là lời tâm niệm của những ai tự trọng, có ý thức giữ gìn nét đẹp thanh cao của tâm hồn và cuộc sống của mình.