399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Câu chuyện về ông được bắt dầu như sau:
Ngày xưa, vào thế kỉ 16 dưới thời vua Lê chúa Trịnh có ông Phùng Khắc Khoan, ở Phùng Xá (tức làng Bùng) tỉnh Sơn Tây là người học giỏi, tài cao, lại sống giữa thời loạn lạc nên rất chăm lo cứu dân giúp nước. Nhân dân tôn ông là Trạng Bùng (ông Trạng ở làng Bùng).
Thời kì làm quan trong triều, có lần ông Phùng KhắcỊ Khoan được cử đi sứ Trung Quốc. Trên đường từ biên giới tới Yên Kinh (Kinh đô Trung Quốc), ông thường tìm hiểu cách làm ăn của nhân dân ở mỗi địa phương ông di qua.
Dạo ấy, vào cuối tháng ba, trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn, chỗ nào ông cũng thấy trồng một thứ cây xanh ngắt một màu, ông không biết cây gì, lạ lắm, lân la dò hỏi mãi mới biết đó là "ngọc mễ" (tức gạo ngọc), thứ ngũ cốc hạt to gấp mấy lần hạt gạo, ăn thay gạo rất bùi. Ông bèn mua ăn thử. Bữa đầu tiên, bụng khó chịu. Ăn đến bữa thứ hai, thứ ba, rồi năm ngày... ông thấy người vẫn bình thường... Ông nghĩ bụng, nhân dân ở đây có tới hàng vạn, hàng triệu người sống bằng thứ "gạo ngọc" quý giá này, vấy phải tìm cách đưa về nước trồng.
Một hôm, sắp đến ngày về, vua nhà Minh (Trung Quốc) thiết đãi ông một bữa yến sào. Phùng Khắc Khoan bèn nói:
- Thưa Đức Vua, bấy lâu nay tôi ăn "ngọc mễ" đã quen dạ, xin phép được ăn thay yến.
Vua Minh sai người đưa hầu ông mọt bát "ngọc mễ" bung. Mọi người ăn tiệc yến vui vẻ, riêng ông vẫn ăn "ngọc mễ" bung ngon lành.
Ông còn xin vua Minh cho đem theo "ngọc mễ" để ăn dọc đường. Vua Minh bằng lòng.
Trên đường về, mỗi ngày ông ăn một bữa, nhịn một bữa dành dụm để đem về làm giống. Nhưng về đến cửa ải Nam Quan, bỗng phía trước có một tốp lính nai nịt gọn gàng, phóng ngựa tới.
Sứ giả nhà Minh lễ phép nói:
- Thưa tiên sinh! Lệnh nhà vua không cho đem hạt "ngọc mễ" nào ra khỏi biên giới. Đây là pháp lệnh, xin tiên sinh hiểu cho.
Phùng Khắc Khoan bàng hoàng cả người. Thế là hỏng hết việc. Ông nghĩ lung lắm, chưa biết giải quyết như thế nào, bèn bốc lấy một nắm bỏ vàọ túi áo, còn bao nhiêu dỡ cả xuống đường, trướcmặt sứ giả, rồi đánh xe đì. Đến quãng dường vắng, ông ra lệnh cho tất cả mọi người dừng lại và nói:
- Bên này có giống gạo quý, dễ trồng, thu hoạch cao, thế nào cũng phải đưa về một ít làm giống. Mỗi người phải mang về kì được hai hạt. Các ông lại đây nhận lấy!
Ai nấy, từ lính đến quan, lo lắng, tay run run nhận "ngọc mễ". Ông lại dặn thêm:
- Đây là quốc pháp, không ai được làm mất. Ai không làm tròn bổn phận, phải chịu tội nặng. Mọi người loay hoay tìm cách giấu "ngọc mễ", có kẻ nhét cả vào hậu môn.
Đến cửa ải Nam Quan, lính tráng nhà Minh khám xét rất kĩ, nắn từ đầu đến chân, mở cả hành lí ra. Không tìm thấy gì, viên quan coi ải mới tỏ vẻ nhã nhặn:
- Thưa tiên sinh! Xin thứ lỗi cho chúng tôi việc làm hồ đồ này. Vả lại đấy là lệnh vua.
Phùng Khắc Khoan không nói gì, gióng xe qua ải. Lúc cửa quan từ từ khép lại, mọi người bỗng thấy mình nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Họ hồ hởi đến nộp lại "ngọc mễ" cho ông... Riêng người lính đi tiền trạm vẻ mặt lo lắng, bần thần. Mọi người đã nộp xong mà anh ta vẫn đứng ì ra đó.
Ông bèn bảo:
- Nộp đi!
Anh lính lúng túng:
- Thưa... thưa...!
Ông vội hỏi:
- Thưa gì? Sao, làm mất rồi hả?
Anh lính sợ hãi thanh minh:
- *Thưa... con đi trước, đến cửa Nam Quan bị khám kĩ quá. Hắn bóp má, nhòm lỗ mũi, vạch lỗ tai, con sợ quá nuốt mất!
Mọi người cười ồ cả lên...
Thế là hạt "ngọc mễ" được đưa vào nước ta từ hồi ấy. Vì giống này lấy từ đất Ngô, nên Phùng Khắc Khoan đặt tên là* "ngô" cho dễ gọi. Ông làm quan trong triều, nhung rất quan tâm đến việc cấy trồng. Chính ông dã nhân giống cây ngô cho nhân dân ta trồng rộng rãi trong cả nước.