LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4

Đề bài: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam, em hãy kể một câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4?

Tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm là để răn re con người hãy sống trung thực, đừng hám lợi để giữ gìn nhân cách của bản thân.

Câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4 là một trong những câu chuyện của lứa tuổi học sinh còn trong sáng, ngây ngô nhưng ở lứa tuổi này các em cũng đã biết được giữ gìn lòng tự trọng của mình.

Dưới đây là câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4 mà chúng tôi sưu tầm để các em tham khảo:

Từ Hà Nội em theo gia đình vào thành phố Hồ Chí Minh, và được theo học lớp 4D ở một trường Tiểu học.

Câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4

Câu chuyện về lòng tự trọng lớp 4 - Ảnh minh họa

Cô giáo xếp cho em ngồi cùng bàn với Thịnh… thế là từ đó em được nghe các bạn xì xào bàn tán:

- Bởi vì chẳng đứa nào muốn ngồi với kẻ nịnh bợ nên cô giáo mới  “ ưu tiên “ cho dân Hà Nội.

Lúc đầu em cũng khó chịu, nhưng rõ ràng Thịnh chẳng có vẻ gì là người bạn xấu. Thịnh còn giúp em chép bài, cho mượn thước kẻ, bút chì khi bị quên ở nhà.

Hơn một tuần sau, em đã có 2, 3 người bạn mới, em tò mò xem tại sao các bạn lại ghép Thịnh vào cái tội “ kẻ nịnh bợ “ !

Thì ra Thịnh đã làm những việc mà dưới con mắt của vài bạn “ đầu têu “ trong lớp gọi là nịnh bợ:

Cô giáo bị ốm, thương cô con còn nhỏ, người chồng lại đi công tác xa, nên cứ hai ngày một lần Thịnh đến thăm, dọn dẹp nhà cửa giúp cô.

Một hôm, cô giáo lễ mễ ôm một chồng vở tập làm văn đã chấm xong đưa vào trường để trả cho học sinh, vừa đến cổng trường thì chồng vở bị rơi vãi lung tung. Đám học sinh đang chơi đùa rất đông nhưng chẳng ai nói gì, làm gì. Bỗng nhiên Thịnh từ trong lớp trông thấy chạy ra, miệng nói: “ cô để em giúp “ còn hai tay thì nhặt gọn những quyển vở rất nhanh.

Nhiều hôm thấy giẻ lau bảng đầy bụi phấn, làm vướng lên đầu tóc cô trắng xóa, Thịnh vội đem ra sân giũ hay đem giặt rồi “ trịnh trọng “ cầm hai tay trao lại cho cô.

Trời ơi, những việc ấy mà là “ nịnh bơ “ ư? Sao lại có cái nhìn lạ lùng như vậy. Riêng em, em nghĩ mình sẽ cố gắng làm theo gương của Thịnh, người được gọi là kẻ nịnh bợ. Theo em Thịnh là học sinh có lòng nhân ái và lòng tự trọng cao bởi không bao giờ Thịnh “ đôi co ” với ai.