399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
... đánh rạp hát Kinh Đô gây chấn động Sài Gòn; anh Trần Văn Đang với câu nói nổi tiếng: "...tôi đảnh Mĩ để giải phóng dân tộc"; anh Nguyễn Văn Trỗi trước khi chết hãy còn hô:
- Đả đảo bọn xâm lược Mĩ và bọn tay sai
- Việt Nam muôn năm!
- Hồ Chí Minh muôn năm!
Và anh Nguyễn Thái Bình tự hào trong một bức thư ngỏ gửi tổng thống Mĩ Nixon TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM.
Nguyễn Thái Bình là chàng trai tài hoa, trước hết là một trò giỏi. Ớ Việt Nam, anh là sinh viên xuất sắc của trường Nông Lâm Súc, được nhà trường phong là "Anh hùng Lao động Thiện chí". Anh là người Việt Nam duy nhất trong sô" học sinh nước ngoài thi đỗ vào Viện Đại học Washington, là một trong sô" sinh viên ưu tú được chọn đi thăm quan hầu hết các tiểu bang của Mĩ, là sinh viên tốt nghiệp bằng kĩ sư với hạng danh dự.
Anh Là một người yêu nước, anh đã viết thư ngỏ gửi tổng thống Mĩ Nixon để tố cáo chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam. Hầu hết các bài viết của anh đều được đăng trên các báo bằng tiếng Anh à Đại học Washington như: Thư gửi những 'người bạn Mĩ của tôi; Gửi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới; Chiến tranh Việt Nam - Lương tâm của nước Mĩ... Nguyễn Thái Bình luôn tự giới thiệu một cách trang trọng ỗ đầu và cuối bài rằng anh là NGƯỜI VIỆT NAM. Đôi với anh, hai tiếng Việt Nam là tiếng gọi thiêng liêng, là kim chỉ nam của con đường trước mặt.
Ngày 10 tháng 2 năm 1972, Nguyễn Thái Bình cùng mười sinh viên Việt Nam đã chiếm giữ tòa lãnh sự Việt Nam của chính quyền Sài Gòn cũ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Trong thời gian chiếm lĩnh tòa lãnh sự, nhóm sinh viên này ra tuyên bôi gồm có ba đòi hỏi lớn mà trước tiên là: trả tự do tức khắc cho những tù nhân Việt Nam như bà Ngô Bá Thành, ông Huỳnh Tấn Mẫn, ông Lê Văn Nuôi, ông Nguyễn Xuân Lập...
Kể từ sau tuyên bố "Nợ Máu" (tháng 7 - 1972), đây là bản tuyên bố thứ hai thúc đẩy cơ quan USAID và chính quyền Sài Gòn định trục xuất anh Bình về nước để dễ bề đối phó. Đối pho với Bình trong phong trào phản chiến ở Mĩ rất khó vì anh luôn luôn chiếm thế thượng phong. Để cho anh Bình về Sài Gòn, hòa nhập với phong trào đấu tranh tại chỗ thì càng bất lợi và nguy hiểm. Thêm anh là thêm một trái bom cực mạnh cho những người yêu nước. Cách đối phó với anh dễ dàng nhất là trên máy bay. Đó là lúc anh bị cô lập khỏi phong trào, cách ly bạn bè, đồng bào, đồng chí.
Chuyến bay định mệnh đã cất cánh. Trên chiếc máy bay Boeing 747 mang số 841 của hãng PANAM có một người Việt Nam tên Nguyễn Thái Bình. Khi chiếc máy bay vừa hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất, anh bị hạ sát rồi xác của anh bị rfém qua cửa sổ máy bay. Mặc dù bọn CIA và Lầu Năm Góc cố gán cho anh hai tiếng "không tặc" nhưng chỉ vài ngày sau, hàng chục tờ báo ỗ Sài Gòn và Mỉ đã đưa ra nhiều bằng cớ cho thấy rằng đây là vụ mưu sát đê hèn khi cái chết đã được sắp sần. Sau cái chết của anh, Hội sinh viên Việt Nam ở Mĩ đâ họp báo vằ ra tuyên bố: "Cái chết của Nguyễn Thái Bình là cái chết của một người yêu nước" và đòi phải đưa kẻ giết Nguyễn Thái Bình ra trước nhân dân Việt Nam
và dư luận thế giới. Anh Nguyễn Thái Bình, một người yêu nước Việt Nạm luôn đấu tranh để đòi lại hòa bình, công lí, anh đã không chịu trở thành con ốcdù là con ốc mạ vàng của guồng máy khổng lồ, mặc dầu đã được guồng máy nuôi dưỡng và thành công rực rỡ.
Năm nay đã là năm thứ 35 chúng ta dã được sống trong hòa bình, độc lập. Chúng ta có thể và cũng nên quên bớt đi những đau khổ và ám ảnh của chiến tranh. Nhưng chúng ta không thể và không cho phép quên luôn cả sự hi sinh cao dẹp của những anh hùng, liệt sĩ. Nguyễn Thái Bình và biết bao người khác đã cống hiến cho Tổ quốc những hi sinh to lớn biết bao nhiêu, để nói lên một chân lí từởng chừng thật đơn giản rằng: "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM".