399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
“ôi nhớ những năm nào thuở trước,
Xóm làng ta xơ xác héo hon.
Nửa đêm thuế thúc trống dồn,
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc,
Mẹ dợ con đấu thóc cầm hơi.
Kiếp người cơm vãi, cơm rơi,
Biết đâu mảnh đất, phương trời mà đi".
Bức tranh đau thương, tăm tối ấy được nhà thơ tố hữu vẽ lên sau khi đọc tác phẩm tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố - "một thiên tiểu thuyết ... Hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác”. Trích đoạn con có thương thầy, thương u đã gây sự xúc động nghẹn ngào cho người đọc trước hình ảnh chị dậu đau xé lòng cùng với dấn con đói lả.
Không chỉ ở trích đoạn này, mà ở toàn bộ tác phẩm, chúng ta thấy chị dậu là một người phụ nữ yêu chồng, thương con da diết. Vì hoàn cảnh quá ngặt nghèo, chị dậu phải rơi nước mắt mang cái tí đến bán cho vợ chồng nghị quế, đại diện của bọn giàu có keo kiệt, độc ác, hống hách, tham lam ở nông thôn việt nam trước cách mạng.
Từ nhà nghị quế về, chị dậu thất thểu nhìn đàn con ngoan ngoãn tranh nhau ăn khoai cho đỡ cơn đói lòng. Trông đứa con thơ ngây, hiếu thảo, lòng chị dậu đau như những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột. "cái tí mời chị ăn khoai nhưng chị cứ khóc mãi. Đến khi cái tí hỏi dồn dập, chị mới mếu máo báo cho con biết hung tin: "con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi".
Lúc các con hiểu được lời nói của chị chúng òa khóc nức nở làm cho "chị dậu chỉ thổn thức, thổn thức, không nói thềm được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần dần ngả xuống, đối thẳng với mặt con bé đang bú".
Trên thế gian này có người mẹ nào mà chẳng thương con. Quyết định bán con của chị dậu cho chúng ta thấy nỗi đau của người mẹ khốn khổ ấy đã lên đến đỉnh điểm. Bất ngờ trước nghịch cảnh ngang trái, con của chị dậu phản ứng quyết liệt. Chị dậu phải van xin các con bằng dòng lệ lã chã tuôn rơi: "u van con, u lạy con, con có thương thầy thương u thì con cứ nói với u, đừng khóc lóc nữa đau ruột u lắm“. Nhưng cái tí vừa khóc hu hu, vừa năn nỉ: "con nhở em quá! Hay là u hãy cho con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thèm với em, để con nói chuyện với em. Sáng mai con xin đi sớm”. Ưức nguyện quá bình thường của cái tí vẫn không được chị dậu đáp ứng. Trong khoảnh khắc ấy, ta cứ ngỡ chị dậu tàn nhẫn với con nhưng thực ra không phải. Nếu cái tí không đến nhà cụ nghị nhanh chóng, cha của nó sẽ bị bọn đầu trâu mặt ngựa đánh đập, hành hạ cho đến chết. Chị dậu phải nài ép, van xin con cũng vì lẽ đó.
Xét cho cùng, trong đau khổ, quyết định của chị dậu rất thông minh và khéo léo. Bởi lẽ, bán cái tí còn có cơ may chuộc lại con hoặc gặp lại con trong tương lai. Nhưng nếu anh dậu chết đi thì mẹ con chị dậu không có ngày tái ngộ. Do đó, bần cái tí là giải pháp hay nhất trong bi kịch này.
Cảnh chị dậu dắt con, dắt chó đến nhà nghị quế tuy không phải là cảnh đưa'tang nhưng người đọc vẫn có cảm giác như thế: “với những tiếng thổn thức trong đáy lòng, và những giọt nước mắt luôn luôn đọng ở gò má, chị dậu cố sống cố chết nhũng nhẵng dẫn con chó lẽo đẽo dưới ảnh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc mong cho chóng đến nhà cụ nghị”.
Đúng như nhà văn nguyễn tuân nhận xét, đây là “một cuộc sinh li" (giống như tử biệt) gây xúc động mãnh liệt trong lòng độc giả. Hình ảnh hai mẹ con chị dậu được nhà văn miêu tả đầy ám ảnh.
Qua trích đoạn con có thương thầy, thương u, chúng ta thấy rằng, ngô tất tô" là nhà văn giàu lòng nhân đạo. Đại thi hào dân tộc nguyễn du có nói cách đây hơn 200 năm: "chữ tâm kia mới hằng ba chữ tài". Nhà văn Ngô Tất Tố vừa có "tài" lại vừa có "tâm". Cái tâm của ông biểu thị ở lòng yêu thương sâu sắc, chân thành đối với những con người bé nhỏ, đặc biệt là người phụ nữ nông dân cần cù, lam lũ, một nắng hai sương, cả đời vì chồng vì con như chị dậu. Ngòi bút của nhà văn dường như thấm đẫm nước mắt trên từng trang viết. Nỗi đau khổ bán con, bán chó của chị dậu chính là nỗi đau vật vã của nhà văn. Con người là một kì quan tuyệt vời của vũ trụ, vậy mà trong xã hội ấy chỉ là một món hàng ư? Phải chăng nỗi đau của chị dậu cũng giống như nỗi đau của kiếp người thời trung cổ dã man? Trong trích đoạn này, dù Ngô Tất Tố chưa nói một lời tố cáo nào nhưng những câu văn đầy chua xót và nghẹn ngào của ông đã kịch liệt lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến nhớp nhơ, đê tiện, chỉ biết có một chữ "tiền" mà ruồng rẫy, chà đạp nhân phẩm, danh dự con người.
Tóm lại, càng đọc tiểu thuyết tắt đèn, chúng ta càng thông cảm, yêu thương, bênh vực chị dậu, càng quý yêu tài năng và đức độ của nhà văn Ngô Tất Tố.