LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Cảm nghĩ về ý kiến nói về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nghĩ về ý kiến nói về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, có nhận xét về bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông Đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới'. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Bài làm

Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 có rất nhiều gương mặt tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,.... Nhưng mỗi khi nhắc đến thi sĩ Vũ Đình Liên, người yêu thơ và say thơ lại nhớ ngay bài Ông Đồ. Chính vì thế, đọc bài thơ này, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét:

"Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới".

Đây là một ý kiến hay.

Như chúng ta đã biết, ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong xã hội Việt Nam thời trước. Những nhà Nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học gọi là ông đồ, thầy đồ. Ông đồ thường có tài viết chữ Nho với những nét đẹp tuyệt vời. Cứ mỗi dịp xuân về trên đất nước, những ông đồ chọn hè phố làm địa điểm để viết những chữ, câu đối phục vụ thị hiếu của mọi người. Nhưng sau khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho yếu thế, ông đồ trở thành người lỡ vận, chỉ còn là "cái di tích tiều tụy. đáng thương của một thời tàn".

Bài thơ Ông đồ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc, thái độ yêu

thương, rất mực trân trọng của thi sĩ Vũ Đình Liên đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời. Mặt khác, bài thơ chứa đựng chất hoài cổ đậm đà, da diết.

Khố’ thơ đầu hiện lên hình ảnh một ông đồ già quen thuộc:

"Mỗi năm hoà đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua".

Khổ thơ này như một bức tranh thơ kép. Bức tranh thứ nhất là hình ảnh một người nghệ sĩ say mê cái đẹp đang ngồi giữa những bông hoa đào rơi rơi, bên cạnh là nghiên mực tàu bốc mùi thơm cùng phong giấy đỏ. Xung quanh vị trí ông đồ ngồi là khung cảnh đường phố ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ,.... Bức tranh'thứ hai ẩn chứa sau bức tranh thứ nhất là bức tranh của dáng hình quê hương tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vì ông đồ đại diện cho truyền thống "chơi chữ” cao khiết, qu3 báu của dân tộc ta.

Khổ thứ hai là hình ảnh ông đồ lúc được mùa:

"Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay".

Rõ ràng tài năng hiếm có của ông đồ đã chinh phục được nhiều người dam mê "chơi chữ". Ông đồ đón nhận biết bao lời ngợi khen, ca tụng. Đồng thời đó cũng là niềm vinh dự, tự hào tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao. ông đồ đã thả hồn theo nét chữ như rồng bay phượng múa, tươi tắn. Ồng đồ say sưa mang nét đẹp của nghệ thuật phụng sự cho cuộc đời. Ông đồ là hiện thân của cái đẹp.

Nếu như hai khổ thơ đầu hiện lên thời dắc ý, hoàng kim của ông đồ thì hai khổ thơ ba và bốn, ông đồ xuất hiện trong khung cảnh lỡ vận, tàn tạ:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

Câu thơ "Người thuê viết nay đâu?" là một câu hỏi tu từ biểu thị cảm giác trống vắng, buồn bã, nuối tiếc đồng thời cũng là một tiếng khóc nức nở, khóc cho cảnh đời mau thay đổi, héo hắt.

Nỗi buồn giấy mực thật não nề:

"Giấy đỏ buồn khắng thắm; Mực đọng trong nghiên sấu"...

Phép tu từ nhân hóa đã làm cho những vật vô tri, vô giác như giấy, mực cũng mang nặng tâm trạng con người. "Giấy" buồn khổ quá nên không thắm lên được. "Mực" sầu não lắng đọng trong nghiên. Giấy, mực không được chiếc bút lông và bàn tay điệu nghệ của ông đồ kết hợp trở thành bơ vơ, lạc lõng. Nỗi buồn cứ thế được tăng cấp:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay".

Địa điểm ông đồ xuất hiện trên hè phố, thời gian vào độ xuân về. Bên cạnh ông đồ vẫn là giấy, mực, khách qua đường. Nhưng bây giờ có sự đổi thay: những người đi đường đã quên ông. Ông ngồi đấy mà ai nào hay biết. Một chiếc lá rơi không đủ làm nên tiếng ồn, ít gợi sự chú ý cho mọi người. Đặc biệt, trong bài thơ này "lá vàng rơi" là' một chi tiết đắt giá, có sức gợi hình, gợi cảm lớn lao "làm xao xác cõi lòng" những người yêu thơ. Những năm về trước, thời đắt khách, "lá vàng rơi" sẽ không còn nằm trên giấy vì ông đồ phải nhặt đi để viết nhanh chơ những người hâm mộ. Còn tại thời điểm này, "lá vàng rơi trên giấy”, ông đồ chẳng buồn nhặt đi là biểu thị của sự ế ẩm, vắng khách.

Chắc có lẽ ai trong chúng ta đọc bài Ông đồ cũng không thế nào quên được hình ảnh mưa bụi bay. Vì sao lại như thế? Câu thơ "ngoài giời mưa bụi bay" chỉ là câu thơ tả cảnh mưa bụi mùa xuân thường gặp ỏ' vùng Bắc Bộ, hiểu như thế e rằng chưa cảm hết cái hay của thơ ■•Vũ Đinh Liên. Câu thơ tả cảnh ít nhưng diễn tả tâm trạng rất nhiều. Cách đây 1200 năm, trong bài Thanh minh một thi sĩ nổi tiếng đời Đường đã viết:

"Thanh Minh thời tiết vũ phân phân Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn".

Bản dịch:

"Thanh Minh lất phất mưa phùn Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa".

Như vậy, những hạt mưa phùn lất phất, mưa bụi giăng giăng ngoài trời tuy dịu êm, man mác cũng đủ làm day dứt những mảnh hồn người. Nỗi buồn thấm dần vào tận đáy sâu hun hút của tâm hồn.

Bài thơ kết thúc trong nhạc điệu buồn:

"Năm nay đào lại 11Ở Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm củ Hồn ở đâu bây giờ?".

Nếu mỏ' đầu bài thơ, Vũ Đình Liên viết:

"Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già"

thì kết thúc tác giả viết:

"Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa".

Lôi kết thúc như thế được gọi là đầu cuối tương ứng. Kết cấu này hay gặp trong thơ Đường, thơ Tống. Phải chăng đây là cái "cảnh củ người đâu". Ngày xưa, với kết cấu này nhà thơ Thôi Hộ đời Đường đã để lại cho đời một kiệt tác Đề đô thành nam trang-.

"Tích niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong".

Khương Hữu Dụng dịch bài thơ này như sau:

"Ngày này trong cửa năm nào Má đào cùng với hoa đào thắm đôi Má đào đì mất đâu rồi Hoa đào năm trước còn cười gió đông".

Cũng như bài thơ này, bài tho' Ông đồ vẫn làm day dứt lòng người. Cảnh cũ năm nào vẫn còn đó nhưng người xưa đã vắng bóng, nhớ thương này biết thuở nào nguôi? Nỗi buồn này năm tháng có phôi pha? Phải chăng ông đồ nay đã thành người thiên cổ nên mùa hoa đào này mãi vắng bóng ông trên đường phố cũ? Phải chăng xã hội thực dân phong kiến đương thời với những nhố nhăng, những cái mà người ta gọi là Tây Âu hóa đã làm tiêu hao biết bao giá trị văn hóa lẫn tinh thần nên ông đồ dù còn sống không thể nào ngồi viết câu đối như ngày nào được nữa. Ông đồ là người ý thức được nhân phẩm, danh dự của mình hơn ai hết. ông sẵn sàng làm "người muôn năm cũ" - người của một thời đã xa, nay chỉ còn trong hoài niệm mà thôi!

Câu cuối của bài thơ:

"Hồn ở đâu bây giờ?"

là một câu hỏi tu từ biểu thị sự ngơ ngác, nuối tiếc, bâng khuâng của thi sĩ Vũ Đình Liên trước cảnh đời dâu bể, đồng thời cũng thế hiện sâu sắc nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Hoài cổ có nghĩa là nhớ tiếc về những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn trong kí ức, trong kỷ niệm.

Bài thơ Ồng đồ thể hiện chất hoài cổ ở chỗ: thi sĩ Vũ Đình Liên nhớ tiếc thời hoàng kim trước kia, nay đã suy tàn. Vũ Đình Liên nhó' đến ông đồ Nho ngồi viết câu đối, nhớ những nét chữ đẹp, tài hoa; nhó' những người dam mê "chơi chữ". Mặt khác, nhà tho' còn thể hiện chất hoài cổ trên tứ thơ xưa tạo nên một giọng điệu thơ hàm súc.

Tóm lại, Ông đồ là "một áng thơ toàn bích" ở từng câu, từng chữ, từng ý thơ. Bài thơ có 20 dòng, mỗi dòng có năm chữ, mỗi khổ bốn câu nhưng câu nào cũng hay, thậm chí có câu đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Lời thơ nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng ý thơ ngoài lời, để lại trong tâm tư người nỗi nghẹn ngào, xúc động lẫn tiếc thương, day dứt. Có thể nói, bài thơ Ông đồ là kết tinh phong cách nghệ thuật của hồn thơ Vũ Đình Liên, là "một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới."