LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Cảm nghĩ về tác phảm cô bé bán diêm sau khi đọc

Cảm nghĩ về tác phảm cô bé bán diêm sau khi đọc

Đề: Nhân vật cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của nhà văn H.c. An- đéc-xen đã đọng lại trong tâm hồn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Bài làm

H. c. An-đéc-xen (1805 - 1875) là một đại văn hào của Đan Mạch. Ông nổi tiếng với loại truyện kế’ cho trẻ em, trong đó có một phần lớn là ông biên soạn lại truyện cố tích; nhưng cũng có những truyện do ông sáng tác ra. Những độc giả yêu văn, say văn khắp sáu châu lục trên thế giới đều quen thuộc với các truyện đặc sắc của ông như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu, ... Riêng nhân vật cô bé trong truyện Cô bé bán diêm của ông đã đọng lại nơi cõi sâu hun hút trong tâm hồn em nhiều suy nghĩ và cảm xúc.

Nhân vật cô bé bán diêm là một đứa trẻ nghèo. Em quá nghèo đến nỗi giữa trời đông giá rét dữ dội, tuyết rơi dày đặc, em không có một đôi giầy tốt để mang. Thật ra, đôi giầy ấy là của mẹ em để lại, rất rộng, bàn chân không ướm vừa.

Khi chạy qua đường, một chiếc giầy đã bị xe song mã nghiến, còn chiếc kia bị một thằng bé nghịch ngợm lượm được, đem tung lên trời. Vì vậy em phải đi chân trần. Giá rét đã làm cho chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại.

Mặt khác, nhân vật cô bé bán diêm là một đứa trẻ gặp nhiều bất hạnh. Thần chết đã nhẫn tâm cướp đi người bà hiền hậu yêu kính của em. Rồi gia sản tiêu tán, gia đình em phải rời khỏi mái ấm xinh xắn, đong đầy kỷ niệm để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa. Bản thân em tuy mang tiếng làm nghề bán diêm nhưng suốt ngày chẳng bán được gì cả và cũng chẳng ai tỏ lòng thương xót cho cảnh ngộ hiện tại của em. Mặc cho những bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý. Mặc cho đêm nay là đêm giao thừa, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ảnh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay, em vẫn ngồi nép mình trong một góc tường, thu đôi chân vào người để cam chịu cái rét buốt cắt da cắt thịt dưới âm vài chục độ của thời tiết Bắc Âu. Tuy nhiên nỗi bất hạnh tột cùng của cuộc đời em là không có mẹ bên cạnh nhưng cha chẳng chút thương yêu. Cha em sẽ đánh đập em nếu em không bán được ít bao diêm hay không được ai bố thí cho một đồng xu nào đem về nhà.

Hơn nữa, dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng nhân vật em bé vẫn có nhiều mộng tưởng đẹp đẽ, hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ. Mỗi một que diêm em quẹt đều hiện lên mỗi mơ ước khác nhau. Quẹt que diêm thứ nhất, trước ánh sáng rực như than hồng và cũng không kém phần kỳ dị, em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có nhiều hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Đó là giấc mộng tưởng được sưởi ấm: "khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đèm đông rét buốt trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!".

Quẹt que diêm thứ hai, ánh sáng đã làm cho bức tường nhưbiến thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấy bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Đó là giấc mộng tưởng được ăn ngon. Quẹt

que diêm thứ ba, bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ hiện ra trước mắt em. Đo là mộng tưởng được chơi trong mùa No­en ấn tượng. Quẹt que diêm thứ tư, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Đó là mộng tưởng được yêu thương, được chăm sóc chu đáo như thuở ấu thơ, được sống êm ấm bên bà. Quẹt tất cả những que diêm còn lại, diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Em thấy bà em to lớn và đẹp lão hơn bao giờ hết. Bà cụ cầm lấy tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Đó là mộng tưởng được chấm dứt mọi lo lắng, khố’ đau của kiếp người giữa cuộc đời thường.

Nhìn chung, những mộng tưởng của em bé bán diêm rất đáng trân trọng, không chỉ của riêng em mà còn cần thiết đối với tất cả trẻ thơ trên hành tinh này.

Và em chợt òa khóc nức nở trước hình ảnh thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Phải! Em bé côi cút ấy chết ở một xó tường ngay trong đêm giao thừa vì không chịu được cảnh đói và rét.

Nhìn chung, đọc truyện Cô bé bán diêm, chúng ta thấy cái xã hội thời nhân vật cô bé bán diêm đã sống rất lạnh lùng vì thiếu hơi ấm của tình thương. Đêm đông thường giá lạnh nhưng tình người trong cái xã hội ấy còn lạnh giá hơn cả đêm đông. Mọi người đối xử -với em lạnh lùng là điều đáng nói. Đáng nói hơn là cha ruột của em cũng lạnh nhạt với em. Em đã thật sự rơi vào bi kịch mà quên nghĩ đến cốt nhục tình thâm?

Đồng thời, qua truyện ngắn này, chúng ta còn thấy được tấm lòng nhân đạo mênh mông của đại văn hào An-đéc-xen đối với kiếp trẻ thơ bất hạnh, cay cực. Nhà văn đã thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương với nhân vật cô bé bán diêm cũng là đối với các em thơ có cùng cảnh ngộ trên khắp thế giới. Dù em bé đã chết nhưng nhà văn vẫn miêu tả hình ảnh em đẹp trong tang thương: thi thể em với đôi má vẫn hồng và đôi môi vẫn đang mỉm cười. Trong cái nhìn nhân

văn của đại văn hào: hai bà cháu chỉ chết về mặt thể xác, còn linh hồn đã bay về cõi Thượng đế chí nhân để đón lấy niềm vui đầu năm.

Tóm lại, dọc truyện Cô bé bán diêm, càng xúc động, càng thương em bé bán diêm khôn khổ bao nhiêu, em càng căm giận cái xã hội tư bản chủ nghĩa của Đan Mạch thời ấy bấy nhiêu. Nếu được bà tiên cho em ba điều ước thì điều đầu tiên, em ước cho tất cả trẻ thơ nơi trần gian đều được sống giữa yêu thương và những đóa hoa hạnh phức, tương lai tươi sáng sẽ luôn mỉm cười với các em ở phía trước.