399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Truyện Đeo nhạc cho mèo mượn chuyện họ hàng nhà chuột để nói chuyện người. Nghệ thuật nhân hóa đã được sử dụng một cách khéo léo để lột tả bản chất của các con vật có bụng không thể xấu hơn được. Làng chuột được miêu tả trong truyện làm chúng ta liên tưởng đến xã hội nông thôn trước kia với vai vế và thứ bậc cũng như họ nhà chuột. Đứng đầu một làng, xã thường là ông Cống hoặc ông Nghè tương ứng với chuột Cống trong truyện; kế đó là hạng người bậc trung với tính cách cơ hội, láu cá như chuột Nhắt; cuối cùng là những người thấp cổ bé họng như chuột Chù, những hạng người này chuyên làm những nhiệm vụ nặng nhọc, chịu mọi gánh nặng của chế độ đó. Như vậy, truyện muốn mượn chuyện nhà chuột để nói về chuyện người, châm biếm sâu sắc những thói xấu của con người. Truyện cũng để lại nhiều bài học quý báu.
Bài học thứ nhất nói về điều kiện cần và đủ để thực hiện một kế hoạch nào đó. Kế hoạch dù tốt đến đâu chăng nữa nhưng không dựa trên những điều kiện nhất định thì sẽ không thể hoàn thành được, đó mãi mãi chỉ là lí thuyết suông chứ không áp dụng được vào thực tiễn.
Bài học thứ hai nói về nhân tố thực hiện kế hoạch. Người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất và năng lực. Nếu người thực hiện kế hoạch bị ép buộc hoặc miễn cưỡng thì cho dù là kế hoạch hoàn hảo cũng sẽ thất bại.
Bài học thứ ba nói về tính tập thể trong việc thực hiện một công việc nào đó. Nếu một tập thể mà toàn những cá nhân chỉ biết nói chứ không biết làm thì rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế. Những cá nhân ấy chỉ biết đề ra kế hoạch còn khi thực hiện thì lại đùn đẩy cho nhau. Hiệu quả làm việc của tập thể cũng như hội đồng chuộttrong truyện trên.