LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Cảm nghĩ tác phẩm vào nhà ngục quảng đông cảm tác

Cảm nghĩ tác phẩm vào nhà ngục quảng đông cảm tác

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu Bài thơ trên đã đọng lại trong tâm hồn em những suy nghĩ và cảm xúc gì?

Bài làm

Phan Bội Châu (1867'- 1940) tên hiệu là Sào Nam, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Ông là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX. Ông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn để lại nhiều kiệt tác chứa chan tinh thần yêu nước chống xâm lăng. Ông sáng tác nhiều tác phẩm bang chữ Hán, chừ Nôm, chữ Quốc ngữ, gồm có: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập, Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Trùng Quang tâm sử, Việt Nam vong quốc sử....

Năm 1913, Chính quyền Quảng Đông, Trung Quốc đã bắt giam Phan Bội Châu. Với cuộc mua bán chính trị bẩn thỉu, chúng định trao nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp, trong khi tòa án Pháp ở Đông Dương đã kết án tử hình vắng mặt Phan Bội Châu.

"Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" là chùm thơ hai bài, đây là bài thơ thứ nhất được Phan Bội Châu viết trong ngày đầu bị bắt giam.

Bài thơ thế hiện khí phách hiền ngang, bất khuất và phong thái ung dung của người chiến sĩ yêu nước cách mạng trước cảnh tù đày, nguy hiểm.

1.             Hai câu đề nói lên một tâm thế đẹp của người chiến sĩ cách mạng: "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù". Điệp từ "vẫn" làm cho ý thơ được khẳng định, biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp: hào kiệt, phong lưu. Một con người có tài cao,* -chí lớn trong mưu đồ đại sự cứu nước cứu dân. Một nhà nho cao khiết, ung dung đàng hoàng. "Chạy mỏi chân" là cách nói hóm hỉnh về sự hoạt động sôi nổi của Phan Bội Châu lúc ở Nhật, lúc sang Thái Lan, lúc ở Trung Quốc. Bôn tiếng "thì hãy ở tù" vừa là chấp nhận cảnh ngộ tù đày, vừa là một thách đố, thể hiện một thái độ rất bình tĩnh, rất chủ động trước tai ương hoạn nạn.

2.           Hai câu thực nói về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng: phải xa gia đình, quê hương đất nước, bôn ba hải ngoại, phải nếm trải mọi thử thách gian truân, chịu cảnh tù tội. "Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót" (Bài ca chúc tết thanh niên). "Khách không nhà" đối với "người có tội" (bị tù), "bốn bể" đối với "năm châu" - ngôn ngữ thơ cân xứng, thể hiện một tâm hồn cao đẹp, giàu đức hy sinh, một chí lớn

tung hoành mang tầm vóc lớn lao được đo bằng "năm ''hâu" và "bốn bể". Giọng tho' thanh thoát, phơi phới:

"Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội gi la năm châu".

Sau này, trong bài thơ "Từ giã bạn bè lần cuối" viết năm 1940 trước lúc qua đời, ý thơ trên được tác giả nhắc lại:

"Những ước anh em đầy bốn biển,

'                       Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian".

3.      Luận: Hai câu 5, 6 đối nhau, ngôn ngữ trang trọng diễn tả một ý chí hiên ngang, một chí lớn phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Thơ mang cốt cách anh hùng:

"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tần cuộc oán thù

"Bủa tay", "ôm chặt" nói lên một tư thế hào hùng, một quyết tâm không gì lay chuyển nổi, một lý tưởng sáng ngời" giúp đời cứu nước! "Cuộc oán thù" là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Hai chữ "cười tan" thể hiện một ý chí, nung nấu căm thù. Giọng thơ hào hùng. Nghệ thuật được sử dụng đặc sắc: hình ảnh, thậm xưng kỳ vĩ, các động từ gợi tả mạnh mẽ (ôm chặt, cười tan) đã dựng lên hình ảnh một đấng nam nhi, một trang anh hùng, một bậc trượng phu, hào kiệt, ... trong tù đày vẫn lạc quan, bất khuất, ngạo nghễ.

4.      Hai câu kết khẳng định một niềm tin chói sáng qua hai vế tiểu đối: "Thân ấy hãy còn // còn sự nghiệp". Chữ "còn" được điệp lại hai lần làm cho ý thơ được nhấn mạnh: con đường cách mạng cứu nước, cứu dân là con đường vinh quang sáng ngời chính nghĩa. Con đường chiến đấu vì chính nghĩa đang mở rộng phía trước. Câu tho' thứ 8 nói lên một chấp nhận, một thách thức, một tinh thần coi thường những nguy hiểm, gian truân:

"Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!".

Vần tho' mang tính hướng nội vang lên như một lời động viên, khích lệ mình. Nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại: "uy vũ bất năng khuất". Đó là niềm tự tin,

lạc quan, bất khuất, tự làm chủ hoàn cảnh, mang cốt cách hào kiệt, phong lưu,

Đây là bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Cảm hứng anh hùng dào dạt bài thơ. Bút pháp khoa trương, lối đối và sử dụng điệp ngữ rất đặc sắc đã làm hiện lên cốt cách của "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn Ái Quốc). "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là bài ca yêu nước, bài ca tự do.

Tạ Đức Hiền