LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cảm nghĩ
  • Cảm nghĩ của em trong bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Cảm nghĩ của em trong bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp

Đề: Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài ‘Bàn luận về phép học’ của Nguyễn Thiếp. 'Phần cuối Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình, ta thấy bài tấu bàn về phép học là lòng chân thật, chứ không nói vu vơ...'

BÀI LÀM

‘Bàn luận về phép học’là đoạn trích từ bài tấu (là lời của thần dân tâu với vua đế trình bày sự việc, ý kiến) của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung. Lúc đó Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng viện Sùng Chính phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng, một công việc vô cùng to lớn và nặng nề.

Nhìn một cách khái quát, bài ‘tấu’ này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Mở đầu bài tấu tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu vừa tăng tính thuyết phục. ‘Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rỗ đạo’, ởđây khái niệm ‘học’ được giải thích bằng hình ảnh cụ thể nên rất dễ hiểu. Khái niệm ‘đạo’ vốn rất trừu tượng cũng được giải thích ngắn gọn, rõ ràng; ‘đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người’.

Như vậy mục đích chân chính của việc học là học để làm người.

Sau khi đã xác định mục đích của việc học tác giả soi vào thực tế để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Tác giả chỉ ra mấy hiện tượng:

Ông phê phán lối học chuộng hình thức, học thuộc lòng từng câu chữ mà không hiểu nội dung. Kiểu học này cốt học để cầu danh lợi, học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc.

Tác giả của lối học này làm cho ‘chúa trọng nịnh thần’, người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh ‘mất nước nhà tan’.

Tác giả đề cập đến yêu cầu và phương pháp học tập:

+Việc học cần phổ biến rộng khắp, mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

+Việc học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, tuần tự từ thấp đến cao.

+Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

+Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

ở đây ta thấy La Sơn Phu Tử đã quan niệm rất đúng đắn về yêu cầu và phương pháp học. Nhung khi đề cập đến nội dung học cái gì thì tác giả cho hay:

Nhất định theo Chu Tử (một học giả thời Nam Tống - Trung Quốc). ‘Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử... Điều này cho thấy nội dung học mà tác giả chỉ ra không có gì mới mẻ. Ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử, của thời đại cho nên vẫn còn tôn thờ sách Tàu đã có mấy nghìn năm... và chưa hướng tới khoa học.

Phần cuối Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình, ta thấy bài tấu bàn về phép học là lòng chân thật, chứ không nói vu vơ cho qua chuyện.

Thiệt tâm của tiên sinh đối với dân với nước, đối với sự nghiệp giáo dục đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng.