LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Bình luận về lợi dạy của bác Hồ gửi ngày khai giảng đầu tiên

Bình luận về lợi dạy của bác Hồ gửi ngày khai giảng đầu tiên

Đề: trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám năm 1945, bác hổ viết: "... Non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”. Em hãy bình luận lời dạy trên.

A.            Yêu cầu của đề

1.            Thể loại: kiểu bài bình luận một vấn đề chính trị xã hội.

2.            Nội dung:

Ạ. Bình luận giá trị việc học tập nâng cao trí thức góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.

B.   Phê phán sự lười biếng học tập của một bộ phận thanh thiêu niên hiện nay.

C.   Bình luận mở rộng về tác hại của việc chây lười học tập sẽ đưa đất nước đến nghèo nàn, lạc hậu.

3.            Tư liệu:

-            dựa vào những ý chính lời bác Hồ dạy.

-            đối chiếu, liên hệ với lịch sử và thực tế cuộc sống.

B.            Dàn bài

1.            Đặt vấn đề

-     giới thiệu về tầm quan trọng của việc học tập nâng cao tri thức góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

-            dẫn lời bác Hồ dạy (đề bài).

2.            Giải quyết vấn đề

A. Vừa bình luận, vừa phân tích việc học tập là góp phần xây dựng đất nước.

-     tương lai đất nước thuộc về thế hệ trẻ. Chính vì vậy tuổi trẻ phải ra sức học tập để đưa đất nước„“sánh vai các cường quốc năm châu”.

B. Bình luận mở rộng vấn đề: tác hại của việc chây lười học tập sẽ đưa đất nước đến nghèo nàn, lạc hậu. Phê phán thái độ thờ ơ với việc học tập của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.

3.    Kết thúc vấn đề

Lời bác Hồ dạy là lời thúc giục, động viên và giao trách nhiệm cho thanh thiếu niên gắng sức học tập góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp phồn vinh.

Bài làm

Ngày khai giảng năm học mới đầu tiên của nhà nước việt nam dân chủ cộng hòa, bác Hồ đã gửi thư cho học sinh cả nước, trong thư có đoạn viết: “non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt nam có hước tới đài vinh quang để sảnh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”.

Thư của bác đã động viên, khích lệ học sinh cả nước phấn khởi bước vào năm học mới với quyết tâm học thật tốt.

Thư của bác là tấm lòng bao la, luôn quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Đồng thời giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ phải lo học tốt, có tri thức để xây dựng đất nước.

Thật vậy, kết quả học tập của mỗi học sinh đều ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng đất nước - vì học sinh là tương lai .của đất nước. Tổ quốc, nhân dân trông chờ vào sự nỗ lực học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ. Đất nước có được vẻ vang, dân tộc có được sánh vai các cường quốc năm châu, phần lớn nhờ ở công lao học tập của thế hệ trẻ. Bác đánh giá rất cao việc học tập của mỗi học sinh. Chính vì lẽ đó, người học sinh phải xác định được động cơ học tập, rèn luyện đạo đức, để góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Và thực tế đã có nhiều học sinh thuộc nhiều thế hệ đóng góp cho đất nước nhiều thành tựu khoa học, văn hóa, thể thao có giá trị.

Đất nước ta đi lên từ nghèo nàn với nền kinh tế lạc hậu trong khi nhiều nước quanh ta đã tiến nhanh trên con đường khoa học kĩ thuật hiện đại. Họ cũng bắt đầu từ việc học của thế hệ trẻ. Nhà nước đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, chính vì thế các nưức châu á thái bình dương ngày nay đã trở thành những con rồng trong khu vực.

Ngày nay, chúng ta đang từrrg bước thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại đất nước thì việc học tập nâng cao tri thức để tiếp nhận nền khoa học hiện đại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, bác Hồ đã khẳng định: “phần lớn là nhờ công lao học tập của các cháu...”. Nhân tài của đất nước, người lao động giỏi, lành nghề, nhà kinh doanh giỏi... Đều xuất phát từ những ngôi trường với những học sinh nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi. Họ là nguồn nhân lực dồi dào của đất nước, là người trực tiếp góp phần đưa nước nhà “sánh vai các cường quốc năm châu”.

Đã hơn sáu mươi năm trôi qua mà lời dạy của bác như mới hôm qua, hôm kia, vẫn nóng bỏng tính thời sự, chỉ rõ con đường đi lên, xác định động cơ học tập đúng đắn cho thế hệ trẻ việt nam ngày nay và mai sau. Lời bác dạy vừa động viên, nhắc nhỏ' học sinh chúng ta hãy vượt khó khăn vươn tới tương lai, trở thành người có ích cho xã hội và gia đình, vừa giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước giàu đẹp, văn minh, để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu.

Đáng tiếc, trong lớp trẻ vẫn còn những biểu hiện chây lười học tập, có những việc làm xấu không xứng đáng là thanh niên thời đại mới. Họ sẽ bị xã hội đào thải nếu như không sớm thức tỉnh.

Lời bác dạy là tình thương yêu bao la của người ông, người cha lo cho tương lai đất nước. Chính vì lẽ đó, mỗi học sinh hãy học tập thật tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng với sự tin yêu của bác Hồ muôn vàn kính yêu, xứng đáng với lời dạy của bác, để dân tộc ta “trở nên vẻ vang” và “sánh vai với các cường quốc năm châu”.