LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Bình giảng
  • Bình giảng về bài thơ Hữu Cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bình giảng về bài thơ Hữu Cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bình giảng bài thơ "Hữu Cảm” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, còn được gọi là Trạng Trình, là nhà văn hóa lớn, nhà thơ lớn, nhà tiên tri vĩ đại của dân tộc ta. Thơ ông thiênvề triết lí, hướng đến những,vâh để lớn của thời đại như phê phán sự thối nát, tham nhũng của bọn quan lại đương thời, phê phán chiến tranh phong kiến, lo lắng đến đời sốngTrừ bạo khốn khổ của nhân dân ... Bài thơ “Hữu cảm” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tập “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ đã thể hiện nỗi niềm ưu ái cùa nhà thơ đối với đất nước, với vua tôi, với dân. Xuất phát từ lòng thương dân. ông đã phê phán gay gắt chiến tranh phong kiến:

Bài làm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, còn được gọi là Trạng Trình, là nhà văn hóa lớn, nhà thơ lớn, nhà tiên tri vĩ đại của dân tộc ta. Thơ ông thiênvề triết lí, hướng đến những,vâh để lớn của thời đại như phê phán sự thối nát, tham nhũng của bọn quan lại đương thời, phê phán chiến tranh phong kiến, lo lắng đến đời sốngTrừ bạo khốn khổ của nhân dân ... Bài thơ “Hữu cảm” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tập “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ đã thể hiện nỗi niềm ưu ái cùa nhà thơ đối với đất nước, với vua tôi, với dân. Xuất phát từ lòng thương dân. ông đã phê phán gay gắt chiến tranh phong kiến:

“Giặc giã tung hoành lấn đế kinh,

Vua tôi lo lắng xiết hao tình,

Mong mưa, chan chứa lòng dán vọng,

Trừ hạo, tưng hừng đạo nghĩa hình.

Bôn hể vui theo người đạo đức,

Khắp noi lạt thấy cảnh thanh hình.

Xưa nay nhân giả là vô địch,

Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

Nguyễn Bình Khiêm vừa là nhà thơ vừa là triết gia, nên thơ ông cảm xúc được tiết chế tôi đa: Ngay đầu để bài thơ là “Hữu cảm” (Có cảm xúc) ta đã thấy lí tính trong cảm xúc cua thi nhân. Song bằng lối thể hiện chừng mực, ta cũng thấy được tấm lòng cùa ông đối vói non nước, với vua tôi:

“Giặc giã tung hoành lấn đế kinh,

Vua tôi lo lắng xiết hao tình,”

Hình ảnh “giặc giã tung hoành” đưa lên đầu bài thơ cho thấy một xã hội loạn lạc và thái độ bát bình cùa nhà thơ đối với chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến bấy giờ. “Giặc giã” không phải tung hoành nơi biên cương hay rừng rú mà đã hoành hành ngang ngược phạm vào cả kinh đô là nơi thiêng liêng của một nước. Nhà thơ tỏ lòng thông cảm với vua tôi trong cảnh loạn lạc: “Vua tôi lo lắng xiết bao tình.” “Vua tôi lo lắng” là dịch thoát, trong nguyên văn chữ Hán là “Chủ ưu thần nhục” (Chúa lo, tôi nhục) cònthểhiện rõ cảnh đáng thương của vua tôi. Hai câu để đã để lộ niềm ưu ái cùa nhà thư đối với xã tắc, với vua tôi trong cảnh chiến tranh loạn lạc.

Chuyền sang hai câu thực, tác giả diễn tả lòng mong ước của người dân trong cảnh chiến tranh loạn lạc đó:

“Mong mưa, chan chứa lòng dân vọng,

Trừ bạo, tưng hừng đạo nghĩa hình."

Câu thcr“Mong mưa ...” trong nguyên bản, tác giả rút gọn câu cổ ngữ “Hề ngã hậu, hậu lai kì tô” (Chờ vua đến, vua ta đến sớm sẽ cứu sống ta). Dịch giả đã dùng một hình ảnh ẩn dụ “mong mưa” diễn tả lòng mong đợi, khao khát hành động

dẹp giặc cứu dân của vua. Người dân mong ước đội quân “điếu phạt” (thương dân mà trừng trị kẻ có tội) đến “trừ bạo”. Lòng thương dân của nhà thơ thật là cảm động.

Hai câu luận tiếp theo như là hình ảnh của một giấc mơ trong cơn loạn lạc, giấc mơ của tấm lòng thương dân sâu sắc:

“Bốn bê vui theo người đạo đức,

Khắp nơi lại thấy cảnh thanh bình.”

Hai câu luận này, Ngô Lập Chí dịch thoát hai câu nguyên văn chữ Hán:

“Tứ hải y quy dân đới cựu,

cửu thiên chiêu yết nhật trùng minh.”

(Bốn biển theo vé, nhân dân đội ơn đã lâu,

Trời cao nêu tò, vầng nhật lại sáng như xưa.)

Cuộc sống li loạn kéo dài so sự tranh giành của các tập đoàn phong kiến đã khiến người dân thèm khát một ngày thanh bình. Nhà thơ đã hiểu thấu lòng dân, nên đã diễn đạt bằng một hình tượng thơ thật đẹp. Hình ảnh “nhật” (mặt trời) là biểu tượng cho những ngày thanh bình, khói lửa chiến tranh đã tan, trời cao sáng rực vầng mặt ười thật là thiêng liêng.

Hai câu kết cô đọng triết lí sâu sắc:

“Xưa nay nhân giả là vô địch,

Lọ phải khư khư thích chiên tranh.”

Người xưa cũng đã từng nói “nhân già vô dịch”. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựa vào câu cổ ngữ đó mà nêu lên triết lí vế lòng nhân và phản kháng chiến tranh. Tác giả đồng tình vói người xưa và khắc sâu thêm sức manh tuyệt đối của nhân giả. Xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc, tác giả phê phán gay gắt chiến tranh phong kiến. Đây là một nét mới chưa từng có trong văn học trước đó của nhà tư tưởng, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bài thơ “Hữu cảm” (Có cảm xúc) cùa Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết theo thể thơ Đường luật (thất ngôn bát cú - luật trắc vần bằng). Tinh cảm chân thành, sâu sắc, trí tuệ sáng suốt, triết lí đầy sức thuyết phục. Tấm lòng ưu ái sâu nặng của nhà thơ đối với dân và nước sáng vằng vặc trong từng chữ thơ.