LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Bài văn tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du hay và ý nghĩa

Bài văn tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du hay và ý nghĩa

Đề: Hãy tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nêu lên một vài nét tiêu biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều.

BÀI LÀM

1.          Tóm tắt

a.         Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:

Một trai con thứrốt lòng,

Vương Quan là chữnối dòng nho gia.

Đẩu lòng hai ả tô' nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Hai chị em Kiểu có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuân cập kê ".

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi Thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa ". Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang"chú...

b.         Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàngngoài bốn trăm",để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiên báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đinh tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứmột phương hải tần ". Kiều báo ân báo oán.

HỒ Tôn Hiến "tổng đốc trọng thẩn "xảo quyệt lập kế "chiêu an ". Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ cửa Phật.

c.    Sau nửa năm về Liêu Dương..., Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.

Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:

Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.

2.      Giá trị

Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), kiệt tác số một của nền thi ca cổ điển Việt Nam.

Về nội dung, ngoài giá trị hiện thực, Truyện Kiều còn có giá trị nhân đạo sâu sắc. Thân phận, số phận của con người, nỗi đau khổ tủi nhục của giai nhân bạc mệnh, niềm khao khát tình yêu hạnh phúc của tuổi trẻ, ước mơ về tự do, công lí ở đời, cái thiện và cái ác trong xã hội... đã được Nguyễn Du nói đến một cách cảm động với tất cả tấm lòng nhân hậu trang trải mênh mông.

Về nghệ thuật, Truyện Kiêu đạt đến đỉnh cao mẫu mực cổ điển. Truyện và thơ trữ tình kết hợp hài hòa. 3254 câu thơ lục bát toàn bích: lời thơ đẹp, hình tượng mĩ lệ, nhạc điệu, vần điệu trau chuốt, tinh luyện, mượt mà. Nghệ thuật tả cảnh, tả người, tả tình rất biến hóa, đa dạng, phong phú, lúc thì bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, lúc thì bằng bút pháp hiện thực. Ngoại hình và tâm lí nhân vật được khắc họa một cách sâu sắc, tinh tế, cá thể hóa cao độ. Thi liệu, văn liệu Trung Hoa, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam được vận dụng rất tài tình. Do đó, Truyện Kiều đã trở thành "tiếng thương", "lời ru của mẹ hiền ", vô cùng thân thiết với con người Việt Nam chúng ta.

BÀI SỐ 26

Phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

BÀILÀM

Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân - hai tuyệt thế giai nhân - với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.

1. Bốn câu đẩu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: “ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân", là con đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại. "Hai ả tố nga " là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hồn hoàn mĩ "mườiphân vẹn mười",tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng "mỗingười một vẻ".

Một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng; lấy maituyết làm chuẩn mực cái đẹp, Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ.

2.    Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thúy Vân. Mỗi càu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng... rất trang trọng quý phái. Cách ứng xứ thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con bướm tằm. Gương mật xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi "mây thua". Da trắng mịn làm cho tuyết phải "nhường". Cách miêu tả đặc sắc, biến hóa. Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình:

Khuôn trăng đẩy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thớt đoan trang.

Dùng thủ pháp so sánh, nhân hóa:

Mày thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Từ ngữ: "trang trọng", "đoan trang" là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thán của bức chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Một cái nhìn nhân văn đầy quý mến trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thúy Vân.

3.    Mười hai càu tiếp theo tả sắc, tài Thúy Kiều. Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thúy Vân, dùng đến 12 câu tả Thúy Kiểu. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu tài năng, vẻ đẹp cùa Kiều là "sắc sảo, mận mà", đẹp "nghiêngnước nghiêng thành".Kiểu là tuyệt thế giai nhân "sắc đành dời một". Tài năng thì may ra còn có người thứ hai nào đó bằng Kiểu: "tài dành họa hai". Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết họp với nhân hóa thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thúy Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Mắt đẹp xanh trong như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân. Môi hồng má thắm làm cho "hoa ghennước da trắng xinh làm cho liễu phải "hờn". Vẫn lấy vẻ đẹp thiên nhiên (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhàn, dó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, một vẻ đẹp nhân văn.

Kiều "thông minh vốn sấn tính trời", nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các môn nghệ thuật như thi, họa, ca, ngâm, chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu, điêu luyện: "lẩu bậc", "ăn dứt"hơn hẳn thiên hạ:

Thông minh vốn san tính trời,

Pha nghề thi họa, dù mùi ca ngầm.

Cung thương lầu bạc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức "lầu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là cây đàn hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay "ăn đứt"bất cứ nghệ sĩ nào. Kiểu còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một "thiên Bạc mệnh"nghe buồn thê thiết "não nhăn ", làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mận mà, phẩn hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, dù mùi, lẩu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ dự báo sô phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

Một vừa hai phải ai ơi!

Tài tình chi lấm cho trời đất ghen.

4.         Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh hai ả tố ngã. Tuy là khách "hồng quần", đẹp thế, tài thế, lại "phong lưu rất mực", đã tới tuần "cập kê " nhưng "hai ả tố nga" đã và đang sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo:

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuân cập kê" là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm "^"(xuân xanh xấp xí), phụ âm 7"(tới tuần), phụ âm "c- Ấ:"(cập kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.

Đoạn thơ nói về Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhăn hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà trữ tình, đáy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận được.