LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Bài văn phân tích truyện ngắn người tử tù cực hay của tác giả Nguyên Tuân

Bài văn phân tích truyện ngắn người tử tù cực hay của tác giả Nguyên Tuân

Đề: Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.'Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ chỉ có một tâm hồn yêu cái đẹp, đã dom cái tôi tài hoa, khinh bạc, kênh kiệu chống lại cái xã hội...'

BÀI LÀM

Chữ người tử tù cũng như Bữa rượu máu là truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời (1940), thể hiện rất rõ tinh thần dân tộc của nhà văn Nguyễn Tuân.

Tên công sứ và tên tổng đốc, các vị thủ hiến đứng đầu tỉnh đó “thưởng thức” một cách hả hê “bữa rượu máu” trên cái án tử hình 12 nghĩa quân Bãi Sậy. Cho nên một trận gió lốc oán hờn đã “đuổi theo các quan đang ra về”, hất tung “cái mũ trắng trên đầu quan công sứ” lăn mấy vòng trên bãi cỏ! Đến Chữ người tử tù thì thái độ nhà văn ca ngợi những chính trị phạm, những con người “khí phách”, những kẻ “chọc trời khuấy nước”... đã quá rõ.

Hình tượng ông Huấn Cao chắc chắn quan hộ với Cao Bá Quát, một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng (văn như Siêu, Quát, vô tiến Hán) đã từng làm Hành tẩu ở bộ Lỗ rồi bị giáng chức, làm Giáo thụ phủ Quốc Oai (Sơn Tây), tham gia cuộc khởi nghĩa của nông dân Sơn Tây chống lại triều đình (1854) rồi sau đó bị giết, bị triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc. Huấn Cao là một hình tượng đẹp với bóng dáng lồng lộng, đầy phí phách và tài hoa trong tác phẩm Nguyên Tuân. Con người được lý tưởng hóa này cũng như những ke tài hoa, những giang hồ lãng tử khác trong Vang bóng một thời là hình tượng của Nguyễn Tuân, là ước mơ của Nguyễn Tuân. Bởi vì các nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn -

tuy có thể bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài cuộc đời - nhưng suy đến cùng dều phản ảnh tính cách của nhà vàn. Nguyễn Tuân có tinh thần dân tộc đậm đà, cho nên ông tìm thấy ở Cao Bá Quát - một nhà nho yêu nước, một con người vì nghĩa lớn dám đứng về phía nhân dân chống lại triều đình - một tâm hồn đồng điệu, một hình ảnh đẹp. Nhưng Nguyễn Tuân mô Huấn Cao còn vì một lý do khác, Huấn Cao không chi là một kẻ “chọc trời quấy nước”hoài bão tung hoành mà còn là một nghệ sĩ tài hoa, chữ viết rất đẹp. Viên quản ngục đã từng mơ ước “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên dời.,.”. Chính nhờ thêm cái chất nghệ sĩ tài hoa đó mà Huấn Cao mới nhập vào đám nhân vật tài hoa, tài tử của Nguyễn Tuân, vào cái tiểu thê giới của Nguyễn Tuân, mang dáng dấp phong cách của Nguyễn Tuân.

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ chỉ có một tâm hồn yêu cái đẹp, đã dom cái tôi tài hoa, khinh bạc, kênh kiệu chống lại cái xã hội “ối a ba phèn”, cái xã hội ô trọc cùa những kẻ giàu lên một cách hỗn láo, cái xã hội ăn hiếp người của bọn con buôn, chỉ điểm, mật thám. Lạc lõng giữa cái xã hội sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc ấy là một đám nghẹ sĩ tài hoa, tài tử, những kẻ giang hồ phiêu lâng, chỉ đem cái tình, cái tài ra đối đãi với nhau. Viên quan coi ngục còn chút thiên lương và Huấn Cao thuộc loai người hiếm hoi này.

“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết cầu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm lòng biệt nhờn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đày mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Huấn Cao là một nhân vật lãng mạn tiến bộ. Các nhân vật lãng mạn ít nhiều đều được phóng đại và lý tưởng hóa. Ở đây tác giả xây dựng một cặp nhân vật có tính cách gần giông nhau (quản ngục và Huấn Cao) và nhàn vật quản ngục sẽ làm tôn lên vỏ đẹp cao cả của Huấn Cao. Trước khi Huấn Cao xuất hiện thì người tử tù này đã được thầy trò viên quản ngục khen là “văn võ đều có tài”, là người nổi tiêng tỉnh Sơn về “cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp”. Và cái án tứ hình của Huấn Cao dường như cũng làm cho trời đất quạnh quẽ, mịt mùng sau tiếng trống thu không của thành phủ, như muốn vĩnh biệt một người anh hùng. “Tiêng dội chó sủa ma, tiếng trông thành phủ, tiêng kiêng mò cạnh nôi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh ảm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tôi, nâng đờ lấy một ngôi sao chính VỊ muôn từ biệt vũ trụ”. Kết thúc truyện ngắn, Huấn Cao nổi lên như một thần tượng. Sau khi cho chữ, người tử tù khuyên: “thầy Quản nên thay chôn Ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng treo với

những nét chữ vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão, tung hoành của một đời con người”.. Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Sự dối lập giữa lý tưởng và hiện thực, giữa tính cách và hoàn cảnh là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lăng mạn. Huấn Cao và viên quản ngục cũng là những người xa lạ với hoàn cảnh, đứng cao hơn hoàn cảnh: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết quỷ người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Không chỉ xa lạ mà còn đối lập với hoàn cảnh: “ông trời nhiều khi hay chơi ác dem dầy ải những cái thuần khỉết vào giữa một đống cặn bã”. Nguyễn Tuân đã sử dụng rất thành công thú pháp đối lập đó ở phần kết thúc tác phẩm. Cái đêm người tử tù cho chữ viên quản ngục thật là một tình huống kỳ lạ, thật tương phản, đúng là “một cảnh lượng xưa nay chưa từng có”. Những tình huống kỳ lạ đó góp phần làm nổi bật tính cách của những nhân vật lãng mạn, những con người đứng cao hơn hoàn cảnh, không chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. Ngay trong tiểu thuyết hiện thực của Đôxtôiepxki đối lúc cũng có những tình huống kỳ lạ như vậy. Một cô gái diêm, một kẻ sát nhân tụ tập trong một căn phòng hẹp, với ngọn nến bập bùng, trước pho sách vĩnh hằng của kinh Thánh (Tội ác và hỉnh phạt), ở đây cũng trong một căn buồng tối chật hẹp, đầy mạng nhện và phân chuột, phân gián trong không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuôc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vọn lần hồ. Người tử tù cố đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nót chữ vuông vắn, tuyệt đẹp trên tấm lụa trắng tinh, cạnh đó, viên quán ngục “khúm núm" và thầy thơ lại run run bưng chậu mực... Giữa chôn lao tù không phải bóng tối và sự tàn bạo Có thể khuất phục được con người, mà chính con người lại có một sức cảm hóa kỳ diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cá và tài năng tuyệt diệu, người tử tù đã làm nhà chú ngục còn viên quản ngục thì lại khúm núm chấp tay vái người tử tù như vái một thần tượng. Hành động cho chữ của Huấn Cao - những dòng chư cuối cùng của một đời người - như một lần cuối cùng khẳng định lại bản lĩnh khí phách của mình, truyền cái tài hoa, cái trong sáng cho những kẻ tù ngục, hình anh người tử tù bỗng trở nôn to lớn, cao cả lạ thường, vượt lên trên những cái thấp hèn dung tục của thế giới xung quanh và cái màu trắng của vuông lụa củng như những dòng chữ tươi tắn tài hoa, thơm ngát như cũng sáng lên rạng rỡ. Tất cả như muôn hóa thành bất tử, như một lời nhắn nhủ con người giữ lấy cái thiên lương đẹp đẽ và trong sáng của mình.

Trong những truyện Chữ người tử tùBữa rượu máu, các thủ pháp lãng mạn (lý tưởng hóa, phóng đại, nghệ thuật đối lập...) đối khi xen kẽ với bút pháp hiện thực (các chi tiết cụ thể, chính xác, giàu chất tạo hình). Bên cạnh tinh thần dân tộc và thái độ phê phán cái xã hội kim tiền ô trọc, lấy thịt đè người, thì con người nghệ thuật, con người tỉa tót cảm giác, màu sắc và thanh âm vẫn còn hiện lên khá rõ qua từng trang viết.