399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bài làm
Trong tập thơ ‘Bắc hành tạp lục’ của Nguyễn Du, Mã Viện đã được nhà thơ bôn lần nhắc tới với các bài thơ: ‘Giáp Thành Mã Phục Ba miếu’, ‘Ải môn quan’, ‘Đề Đại than Mã Phục Ba miếu’ và ‘Hạ than hỉ phú’. Trừ bài thơ cuối, Nguyễn Du thắp hương trước đền Mã Viện trước khi cho thuyên xuống thác theo tục lệ mê tín,
còn thái độ thống nhất của Nguyễn Du đối với Mã Viện ờ các bài thơ là chê bai nhiều hơn khen. Lần ‘gặp gff' Mã Viên ở Giáp Thành là lần đầu tiên, lại gập miếu thờ của ông ta ngay trên đất Việt cho nên sự chê trách và mai mía của Nguyễn Du nặng nề và manh mẽ hơn cả.
Nguyễn Du phê phán Mã Viện, nhưng Nguyễn Du không hé thêm thắt hay cố tình làm sai- lạc các chi tiết cuộc đời riêng của viên tướng lừng danh này. Những sự thật của cuộc đời binh nghiệp, các chiến công và những chuyện éo le của Mã Phục Ba là những chuyện ai ai cũng biết. Nhưng điều lí thú ở đây là Nguyễn Du đã rọi ánh sáng mới vào các sự kiện quen thuộc cũ, đã nhìn Mã Viện ở bén trong lần giáp binh Kiều dũng của ông ta. Vì thế mà Mã Viện hiện ra không phải trong hào quang của người hùng như người ta thường thấy, mà trong tư thế của một nhân vật khôi hài, thảm hại.
‘Sáu chục người ta sức mỏi mòn Riêng ông yên giáp nhảy hon hon.’
Công bằng mà nói thì trong hai câu thơ này, thái độ của Nguyễn Du là khách quan, ‘trung tính’. Nếu có ý khen thì cũng đúng, bởi vì gân sức cùa Mã Viện quả thật khác người, quả thật khác đời. Nguyễn Du chê là chê ở chỗ cái sức khỏe tuyệt vời ấy chỉ nhằm mua lấy lời khen, chuốc lấy tiếng cười của bậc vua chúa mà thôi. Hơn thế nữa, do cậy khỏe mà phớt lờ lời can ngân cùa anh em ruột thịt ở quê hương. Vậy thì cái sức khỏe, cái hành động yên giáp nhảy bon bon kia chỉ là một trò khoe khoang, hợm hĩnh của kẻ ‘hục đẩu còn non dại ‘, một người thừa sức gân bắp nhưng thiếu sức trí não cùa bậc thức giả.
Thành ra Mã Viện xưa nay vẫn lừng danh về sức khỏe hơn đời thì bây giờ ông ta nổi danh vì sự thiếu hụt trí lực, thiếu hụt tình cảm huynh độ, đem sức khỏe phi thường phục vụ cho mục đích thiển cận và mù quáng.
Hai câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du tiếp tục đánh giá công lao chinh chiến của Mã Viện ở phương Nam:
‘Những tưởng cột đổng lòe gái Việt,
Chẳng dè xe ngọc lụy dàn con.’
Té ra hành động dựng cột đồng kia chỉ là một hành động huyênh hoang, lừa bịp. Mà lại là lừa bịp dọa dẫm đàn bà. Đường đường một bậc đại tướng đi lòe đàn bà. còn gì là vẻ vang. Ây là nói về cổng chinh phạt, còn vế tư cách Mã tướng quân:
‘Chẳng dè xe ngọc lụy đàn con.‘
Lại một chi tiết thực trong đời của Mã. Dù xe chở hạt ý dĩ (bo bo) có giấu hạt châu hay không, thì Mã Viện vẫn là một tay vơ vét, một tay cướp bóc, một kẻ ân vụng không biết chùi mép. Thôi thì cứ coi như sự vơ vét ấy là lẽ thường tình của tất cả các viên tướng xâm lược. Nhưng Mã Viện vơ vét để liên lụy đến con cái, đó chảng phải là kè thiển cận và tầm thường hay sao?
Có thể nguyễn Du đã đánh giá các sự kiện cuộc đòi Mã Viện từ góc độ của người bị xâm lược đối với kẻ đi xâm lược. Hơn thế nữa ông đứng trên sự công bàng
khách quan của lịch sử, nhìn Mã Viện với một cách nhìn của chứng nhân lịch sử, nên tính chất mai mỉa càng sâu đậm.
Mã Viện chỉ cốt làm vui lòng vua chúa, nhưng lại bị vua chúa nghi ngờ đố kị. Mã Viện lập chiến công để mong lưu tên tuổi ở Vân Đài thì rốt cuộc chẳng được lưu tên. Điều cuối cùng có thể an ủi viên tướng ấy là y được thờ phụng, cúng tế tại ngôi miêu này. Nhưng Nguyễn Du lại cho rằng:
‘Cúng tê phương Nam chết vẫn hòn.’
Đã chết mà vẫn ‘hướng về đất Nam Trung đòi cúng tê hàng năm’. Chi tiết này là bằng chứng về sự tham lam đến chết cái nết vẫn không đổi của viên tướng xâm lược. Ngược trở lên về chuyện xe hạt ý đĩ có giấu châu ngọc ở bên trong mà Mã Viện đã cuỗm của dân ta, định ăn lén cả vua nhà Hán hẳn là chuyện có thật.
Nguyễn Du không ngạo mạn, không nói toẹt vào mũi kẻ được thờ trong miếu như HỒ Xuân Hương đã làm với viên thái thú họ Sầm. Nguyễn Du thâm trầm, tỉnh táo và sắc sảo đánh giá Mã tướng quân. Nhưng cả Nguyễn Du lẫn Hồ Xuân Hương đều chung một cách nhìn, một thế đứng của dân tộc. Thế đứng trên đầu thù.