399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Có ai ngờ cái tên Xuân bình thường kết hợp với hai chữ “Tóc Đỏ” cũng bình thường lại trở thành một tên gọi nổi tiếng của một kiểu người trong xã hội, đưa đến sự bất tử cho một tác phẩm có thế làm vinh quang cho bất kì nền văn học nào: tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Thời thơ ấu, Xuân vốh là đứa trẻ mồ côi, không phải ngoan ngoãn gì cho lắm nhưng không đến nỗi nào. Hắn chỉ bị ông bác họ đuổi ra khỏi nhà. cuộc sống lang thang không nhà, lây vỉa hè làm giường, lấy me sấu làm cơm, tuy có tiêm nhiễm cho hắn nhiều thói lưu manh, nhưng hắn chỉ là một thứ nạn nhân của xã hội thực dân ngày đó. Hắn đọc trên loa những lời dối trá quảng cáo cho thứ thuốc đất thó cũng chỉ là để làm công kiếm ăn chứ không có ý thức gì về những lời dôi trá ấy. Hắn kiếm ăn bằng nghề nhật banh quần vợt cho những kẻ giàu sang, và ngây ngô đến nỗi khi bị các quan Tây túm cổ đuôi ra, tông vào đồn cảnh sát, mà cũng chẳng rõ vì mình bị tội gi. Rồi cả đến khi lần đầu “tiếp kiến” bà Phó Đoan, hắn cũng bị bà ta khinh như khinh một người đạo đức... thất. Hắn hư hỏng nhưng dốt nát, vô học, chẳng có mưu mô thủ đoạn gì, nếu có lưu manh thì cũng chỉ lưu manh một cách tự phát vô ý thức.
Nhưng rồi sự tình cờ đưa hắn nhập vào cái trào lưu Âu hóa của những vợ chồng Văn Minh, bà Phó Đoan, Typn, những Tuyết, Hoàng Hôn, cố Hồng, ông Phán mọc sừng... cả những vua Xiêm, vua Nam, Phủ toàn quyền: thế là Xuân Tóc Đỏ bắt đầu biến đổi. Hắn cứ tha hóa dần: từ Xuân Tóc Đỏ thành me-xừ Xuân, đốc tờ Xuân, giáo sư Xuân, Xuân nhà
Au hóa... cho đến cuối cùng thành “anh hùng cứu quốc” của cái xã hội Âu hóa lưu manh ấy. Bắt đầu chỉ là một công cụ vô ý thức cho xã hội lợi dụng. Xuân tiến đến chỗ lợi dụng cái xã hội ấy như những công cụ tiến thân. Bắt đầu chỉ lắng nghe một cách ngây ngô người ta giới thiệu mình là “nhà thẩm mĩ, nhà cải cách”, Xuân Tóc Đỏ dần dần biết sử dụng những danh hiệu ấy đề vụ lợi. Bắt đầu: kính chào ngài... một người mọc sừng, mà không hiểu tại sao phải làm như thế, cuối cùng Xuân hiểu rõ vì sao phải làm như thế, để sử dụng nó như một lợi khí kiếm chác.
Nếu đầu tiên Xuân Tóc Đỏ là một tên lưu manh khờ khạo thì đến cuối tác phẩm, Xuân đã là một tên lưu manh ranh mãnh, ma quái. Hắn là một sản phẩm của cái xã hội Âu hóa nhưng cũng là một chủ đề của xã hội ấy. Hắn là nạn nhân của một bọn bịp bợm lưu manh nhưng chính hắn, Xuân Tóc Đỏ, cũng đã bịp trở lại. chúng. Hãy nghe hắn oang oang “hiểu dụ” công chúng sau khi thua trận một cách vẻ vang: đâu chỉ có cái hùng hồn của một tên giao thuốc nữa, hắn đang khoác lác thật sự về chính mình đấy. vẫn vô học, vẫn dốt nát nhưng hắn không ngô nghê nữa. Có thể hắn không hiệu biết mọi lời khoa trương mà hắn nói ra, nhưng hắn hiểu hắn đang muôn nói gì và hắn sẽ đạt được điều gì.
Vậy Xuân Tóc Đỏ là ai? Một kẻ dốt nát, vô học, lừa đảo, đã nhờ vào một xã hội lừu đảo để trở nên kẻ lừu đảo số một. Xuân, vì thế, trở thành điển hình cho một xã hội, một loại người, nhân vật điển hình số một của tác phẩm Số đỏ. Cái “số đỏ” của hắn là thế. Rơi vào guồng máy của Âu hóa, không phải ai cũng có thể trở thành Xuân Tóc Đỏ. Nhưng Xuân Tóc Đỏ mà không rơi vào xã hội ấy thì cũng không trở thành Xuân Tóc Đỏ. Phải có số đò nhanh, phải có xã hội số đỏ, nhưng phải có hắn thì mới có Xuân Tóc Đỏ. Xuân Tóc Đỏ mà là trí thức tiêu biểu, là “Anh hùng cứu quốc”, thì xã hội ấy không nói cũng biết rồi.