LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Bài văn phân tích chiếc lá cuối cùng cực hay

Bài văn phân tích chiếc lá cuối cùng cực hay

Đề: Phân tích truyện ‘Chiếc lá cuối cùng’ để thấy O. Henri đã gửi lại cho người đời một bản thông điệp viết trên màu xanh.

BÀI LÀM

Đọc xong truyện, có người nói: cuộc đời của những nghệ sĩ nước Mĩ nghèo thật. Đúng thế, tài sản của họ chẳng có gì... Nơi ở của họ cũng khôn khổ, đó là ‘những cái cửa sổ quay về hướng Bắc, những cái hồi nhà thuộc thế kỉ mười tám, những căn phòng sát mái kiểu Hà Lan và giá tiền thuê hạ’. Xiu và Giôn-xi thuộc loại ấy. Nhưng tiêu biểu hơn cả là ông già Bơ-men. Vậy truyện nhằm tố cáo nỗi khổ vì nghèo nàn của các nghệ sĩ đậm hơn nhiều, nó là chủ âm của bài ca: tình thương sâu sắc của những con người nghệ sĩ nghèo ấy.

Tình thương chiến thắng nghèo đói, bệnh tật, tình thương còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống. Cái thời điểm làm lộ ra cái tình người ấy là lúc gã viêm phổi lạ mắt, lạnh lẽo và vô hình dùng ngón tay lạnh như băng chạm đến cô gái Giôn-xi bé bỏng máu đã cạn dần bởi những làn gió tây Caliiornia, Xiu đã làm tất cả vì bạn với một tình thương lớn lao. Cô vẽ nhiều hơn nữa những bức tranh minh hoạ để kiếm tiền mua xúp, mua rượu poóc tô. Cô mời bác sĩ đến để chăm sóc bạn. Cô nấu ăn dỗ dành bạn ăn uống và thuốc thang. Với cô, niềm vui lớn nhất là thấy Giôn-xi có thể trở lại với niềm ao ước của mình: vẽ bức tranh về vịnh Naples. Tinh thương ấy thật lớn, thật vô tư, nhưng nó không đủ sức át đi sự tuyệt vọng của Giôn-xi. Đọc những trang truyện này, người đọc dường như cảm thấy nghẹt thở vì nỗi tuyệt vọng ngày càng lớn của nàng: ‘Em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi. Chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi, em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và rời bước xuống, lướt xuống hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó’. Vậy số phận của nàng đã tới phút cuối cùng rồi chăng? Giữa lúc ấy ông già Bơ-men xuất hiện.

Phải nói đây là nhân vật lạ nhất của truyện. Tác giả chỉ dành cho ông có hơn hai trang trong số chín trang của truyện. Cuộc đời ông được giới thiệu là một cuộc đời đầy thất bại và nghèo khổ. Thất bại lớn nhất là trong nghệ thuật. Bốn mươi năm nay ông không đụng được tới đường viền của chiếc áo nàng nghệ thuật, hai mươi năm không đặt nổi nét vẽ đầu tiên cho bức kiệt tác mà ông hằng mơ ước. Công việc lớn nhất của ông là ngồi làm người mẫu. Thế nhưng, đọc xong truyện, ngẫm nghĩ về nó, người đọc lại thấy sáng ngời lên bức chân dung của ông với ‘bộ râu xoăn lại như từ đầu thần Xtin rủ xuống thân một con quỷ con’, với bức tranh kiệt tác ông đã hoàn thành vào những phút cuối cùng của đời mình.

Ông đã trả lại cho Giôn-xi, không phải, ông đã trút sự sống của mình cho Giôn-xi. Cái hành động tự nguyện đầy tình thương ấy diễn ra âm thầm trong bóng đêm nhưng lại đưa ông vào cõi bất tử. Kịp thời làm sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng đó. Nó là niềm hi vọng, là sự sống ông truyền cho Giôn-xi cho tất cả những độc giả của truyện. Với nhân vật Bơ-men, chủ đề truyện đã bộc lộ đầy đủ. Với ‘Chiếc lá cuối cùng’, Henri đã gởi lại cho những thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây hãy thương yêu con người, hãy vì sự sông của con người, đó là lẽ tồn tại cao cả nhất của nghệ thuật và của mỗi người. Bởi những ý nghĩa sau đây:

1.   Cuộc đời của nghệ sĩ nghèo ở nước Mĩ đầu thế kỉ XX là:

- Sống ở biệt khu tồi tàn hẻo lánh.

Bị đau ốm nghèo nàn.

- Loay hoay đùm bọc lấy nhau trong cô đơn, lạnh lẽo và bệnh hoạn.

- Thiết tha sáng tác, nhưng những cố gắng vẫn không được công nhận và khuyến khích (bác Bơ-men).

2.   Cái cây rụng từng chiếc lá là một hình ảnh nghệ thuật có nhiều ý

nghĩa:

- Cái cây dây leo bám vào bức tường, mỗi lúc một chiếc lá rụng, gợi cảm giác cuộc đời tàn lụi dần dần, mỗi phút trôi qua là một phút rơi rụng, mất mát. Sự tươi tốt dần dần tan biến nhường chỗ cho tàn héo, khẳng khiu.

- Giôn-xi là một nữ nghệ sĩ đã chán chường, không còn hi vọng gì về tương lai. Nàng thấy cái chết đến bên nàng mỗi lúc một gần thêm. Mỗi chiếc lá rụng, gợi cho nàng sự liên tưởng: sự lìa đời của nàng sẽ tới. Trong u uất chán chường, sự tưởng tượng bịnh hoạn ấy có thể xảy ra và hợp lí. Cô Xiu và bác sĩ đều còn khoẻ mạnh nên không thể hiểu được tâm trạng này.

3.   Chắc chắn là bác Bơ-men hiểu được trạng thái tầm hồn của Giôn-xi, thông cảm với nỗi chán chường u uất của nàng. Bác cũng rất yêu nàng và muốn giật nàng ra khỏi cái chết. Ý nghĩa của bác rất sâu xa cũng rất đơn giản. Cô nghệ sĩ tin rằng chiếc lá cuối cùng rơi rụng thì cô cũng lìa đời. Vậy nếu chiếc lá mà còn thì sự sống của cô cũng tồn tại. Đó là điều đơn giản. Nhưng lá rụng là

điều không cưỡng được. Bác đã tạo ra chiếc lá vĩnh viễn không rơi. Bác chặn lại sự tàn ác vô hình của tự nhiên, của tạo hoá. Chặn lại bằng cả tấm lòng và bằng nghệ thuật. Có tấm lòng cao cả, có nghệ thuật chân chính, bác đã cứu sống Giôn-xi. Ý nghĩa sâu sắc, cao đẹp ở hành động của bác Bơ-men là ở chỗ đó.

Cảnh tượng bác Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng thật là hồi hộp, đặc sắc có giá trị nghệ thuật và giá trị đạo đức cao:

- Đêm tối mịt mùng, lạnh lẽo, hoang vắng.

- Đường cheo leo.

- Con người già cả, yếu ớt.

- Chiếc lá vẽ trong đêm phải làm sao cho giống.

- Vẽ xong, bị nhiễm lạnh, bác bước chậm chạp vào nhà và nằm vật ra giường.

4.   Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của bác Bơ-men:

- Được vẽ với tất cả tấm lòng.

- Được vẽ trong một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

- Bức tranh cuối cùng trong đời Bơ-men.

- Bức tranh có tác dụng màu nhiệm đã cứu Giôn-xi khỏi chết, trở lại với đời và niềm ước mơ sáng tạo.

- Bức tranh luôn luôn nhắc nhở đến một sự hi sinh vĩ đại, được sáng tác và hoàn thành trong hơi thở cuối cùng của một nghệ sĩ lão thành.