LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Bài văn phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ cân Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Bài văn phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ cân Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

ĐỀ: Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ cân Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.'Làm cho người dân căm thù. Lúc đầu nghe thấy kẻ thù hôi tanh, mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm (1859 - 1861), nên họ ghét thói xâm lăng mọi rợ đó ...'

BÀI THAM KHẢO

Sau khi chiếm Gia Định mấy năm, Pháp đánh úp cần Giuộc, một thị trấn cách Gia Định 23 km về phía Tây Nam. Ngày 16/12/1861 nghĩa quân tập kích đồn giặc, hi sinh vài mươi người. Nguyễn Đình Chiểu làm bài Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để truy điệu những nghĩa quân hi sinh.

Đây là bài văn tế theo thể Đường phú, có bố cục 4 đoạn: Lung khởi (mở đầu - lí do tế), Thích thực (giảng giải - sự nghiệp người chét), Ai điếu (niềm tiếc thương của người đứng tế), Ai vãn (lời vĩnh biệt, mời chứng giám lễ tế).

Câu 1, 2 (Lung khởi): Hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân.

Câu 3 - 15 (Thích thực): Cuộc đời, cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân.

Câu 16 - 30 (Ai điếuAi vãn): Niềm tiếc thương và cảm phục trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ.

1.  Hoàn cảnh hi sinh của người nông dân nghĩa sĩ:

Giặc hung bạo với vũ khí tôi tân, ta có tấm lòng yêu nước rạng ngời, thế hiện qua phép đối mạnh mẽ:

Súng giặc / Lòng dân đất rền / trời tỏ

Ý nghĩa của lẽ sống - chết thể hiện rõ qua sự so sánh giữa các đoạn, về câu biền ngẫu. Dưới gót giày xâm lược tàn bạo của giặc, nếu người nông dân cam chịu làm nô lệ thì mười năm công vỡ ruộng chưa chắc còn. Nêu vì đại nghĩa đánh Tây thì tuy là mất nhưng danh thơm của họ vẫn vang như mõ: chết vinh hơn sông nhục.

2.  Cuộc đời, cảnh chiên đâu hi sinh của người nông dân nghĩa sĩ:

(1)  Xuất thân là người nông dân nghèo khó (câu 3 - 5):

Mở đầu cuộc đời là cui cút, khép lại là nghèo khó, người nông dân chỉ biết việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy. Họ không biết chút gì về chiến trận, cung, ngựa, trường nhung, chưa từng tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ...

(2)  Tuy nhiên, khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương, họ trở thành nghĩa sĩ anh dũng đánh Tây (câu 6 - 9):

Thực dân Pháp tiến công Nam Bộ đã hơn mươi tháng. Người dân mong chờ triều đình đánh giặc, nhưng trông tin quan như trời hạn trông mưa. Cảnh quê hương bị tàn phá dưới gót giày xâm lược của giặc:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

(Chạy giặc)

Làm cho người dân căm thù. Lúc đầu nghe thấy kẻ thù hôi tanh, mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm (1859 - 1861), nên họ ghét thói xâm lăng mọi rợ đó như nhà nông ghét cỏ, thấy cỏ ở ruộng lúa là phải nhổ cho sạch. Khi kẻ thù hiện hình cụ thể trước mắt, toàn màu gay gắt, các lều trại của chúng che trắng lốp, những tàu thuyền của chúng nhả khói đen sì, lòng căm ghét chuyển nên căm thù, nên họ muôn tới ăn gan, muôn ra cắn cổ. Những động từ mạnh mẽ  ‘muốn ăn ‘,  ‘muốn cắn ‘ diễn tả mức độ căm thù lên đến tột đỉnh.

Bên cạnh sự căm thù của tình cảm là sự căm thù của lí trí. Giặc Pháp lộ nguyên hình là những kẻ mượn chiêu bài truyền đạo, khai hóa ở nước ta nhưng thực chất là xâm lược, là một lũ treo dê bán chó. Đất nước văn hiến của ta không phải là vùng đất vô chủ mà chúng giành giật, mặc tình chém rắn đuổi hươu, cho nên dân ta há để chúng yên, thiên lí chói lòa đâu dung tha bọn xâm lược.

Cả tình cảm lẫn lí trí đều nổi giận, và do ý thức trách nhiệm công dân, người nông dân tự nguyện đứng lên đánh giặc, ra sức, ra tay với khí thế hào hùng, đoạn kình, bộ hổ.

(3)  Trong trận tập kích cần Giuộc, họ là những người dũng sĩ công dồn (câu 10 - 15):

Họ không đợi tập rèn mười tám ban võ nghệ, cũng không chờ bày bố chín chục trận binh thư. Những người nông dân ấy cũng không chuẩn bị quân trang, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi, chi nài sắm dao tu nón gõ. Vũ khí chỉ là ngọn tầm vông vạc nhọn, con cúi làm mồi lửa, lưỡi dao phay, vốn là những vật dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng khi Ở trong tay người nghĩa sĩ, tất cả đều trở thành vũ khí vô địch, đốt xong nhà dạy đạo kia, chém rớt đầu quan hai nọ. Biện pháp đối lập (giặc thì đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng, còn ta thì ngọn tầm vông, lưỡi dao phay) đã cực tả quyết tâm chiến đâu của người nông dân nghĩa sĩ, dù kẻ thù có sức mạnh quân sự hơn ta nhiều lần.

Nhiều động từ và giới từ diễn tả những động tác liên tục chống đờ, công thủ mọi hướng: đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau. Từng vế câu gối hạc đối nhau chan chát, quyết liệt. Hình ảnh những người nghĩa quân trong giờ phút căng thẳng cao độ của trận đánh được diễn tả cực kì sinh động, thê hiện lòng dũng cảm tuyệt vời, hi sinh cao quý đễn độ thiêng liêng của người nghĩa sĩ.

3.  Niềm tiếc thương và cảm phục của tác giả:

(1)  Sự hi sinh của họ là một bi kịch, và tác giả vô cùng cảm khái: Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ!

Nhưng đây là một bi kịch cao cả thiêng liêng của những người nghĩa sĩ da ngựa bọc thấy, những anh hùng vô danh nào đợi gươm hùng treo mộ.

Cái chết của nghĩa quân gieo khắp không gian một vẻ u sầu, nơi người người một nỗi tiếc thương đau xót. Biện pháp ẩn dụ cỏ cây mấy dặm sầu giăng và hình ảnh tả thực già trẻ hai hàng lụy nhỏ đã nói lèn tình cảm bi thương đó.

Càng thương cảm hơn khi ta hiểu được động cơ hi sinh vô cùng cao

quý của nghĩa quân. Vì nghĩ tới tấc đất ngọn rau của quê hương, hạt cơm manh áo của nhân dân, không chịu làm nô lộ, nên họ quyết tâm đánh giặc, dù phải hi sinh (câu 20, 22, 23).

(2)  Trách nhiệm về cái chết của nghĩa quân.

Dĩ nhiên là do giặc xâm lược, mắc mỞ chi ông cha nó, nhưng cũng do triều đình hèn nhát, do bọn người theo dân tà đạo, ở lính mã tà... (câu 21, 22).

(3)  Người nghĩa sĩ hi sinh thì mối hờn được trả, tấm lòng son sáng mãi như ánh trăng rằm và phận bạc của họ cũng sẽ phôi pha, trôi theo dòng nước đổ. Nhưng tác giả còn nghĩ đến những người thân của họ (câu 25). Hình ảnh bà mẹ già mang ngọn đèn khuya leo lét soi mái tóc bạc dưới túp lều tranh đang thê thiết khóc con, hình ảnh người vợ yếu hớt hải chạy tìm chồng trong cơn hóng xế dật dờ trước ngõ đã cực tả nỗi bi thương. Ngbn đèn khuya còn tượng trưng cho tuổi già không nơi nương tựa, leo lét chợt tắt giữa đêm tôi cuộc đời. Cơn bóng xế còn tượng trưng cho đời người góa phụ sẽ cô độc lênh đênh trên dòng đời xuôi ngược. Tác giả đau đớn, não nùng và nỗi đau đớn não nùng ấy lay động cả tâm hồn người. Người đọc càng cảm phục hơn, khi chợt nhỞ lại những hình ảnh, những xúc cảm đó xuất phát từ con tim và lí tưởng của nhà thơ mù.

(4)  Nhà thơ còn nghĩ xa đến số phận của quê hương Nam Bộ mà nhỏ lệ đau thương. Giặc thù vẫn đóng sông Bến Nghé nên quê hương Đồng Nai vẫn nhuốm màu ảm đạm, bốn phía mây đen, nhân dân còn chịu cảnh điêu linh một phường con đỏ.

Tiếng khóc của tác giả có bi thương nhưng không bi lụy. Đây là những dòng nước mắt khóc người anh hùng như đang long lanh hình ảnh những con người nghìn năm tiết rỡ. Cây hương thắp lên như thêm thơm vì tưởng niệm người nghĩa sĩ hi sinh vì dân, vì nước. Và sông đánh giặc thác cũng đánh giặc nên hồn thiêng nghĩa sĩ hây theo giúp cơ binh để đánh đuổi giặc thù ra khỏi cõi bờ. Lời khấn nguyện như đang thôi thúc những người đang sống hãy tiếp tục đứng lên chiến đấu diệt thù.

Văn tê nghĩa sĩ cần Giuộc lậ một tác phẩm văn học lớn, khắc họa hình tượng người nông dân bình thường mà vĩ đại, vì nước hi sinh, rực rỡ nét sử thi, làm rung động tâm hồn người đọc mọi thế hệ.

Tác phẩm cũng khẳng định vai trò mở đầu văn học yêu nước chống Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.