399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Xuân Diệu từng viết: Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm. Chính thế, trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), thơ Huy Cận là thơ của nỗi sầu. Trong thơ, Huy Cận thường nói đến thiên nhiên, miêu tả những bức tranh thiên nhiên. Nhưng nói đến thiên nhiên, chủ yếu Huy Cận nói đến nỗi sầu của mình. Bài thơ được coi là hay và tiêu biểu của Huy Cận trong tập Lửa thiêng là bài Tràng giang.
Tràng giang nghĩa là sông dài. Được biết cảm hứng của bài thơ này bắt đầu vào một buổi chiều, nhà thơ ngồi bôn bờ sông Hồng ở chỗ bến Chèm của Hà Nội bây giờ. Thật ra, Huy Cận có thể đặt tên cho bài thơ là Trường giang, theo cách đọc quen thuộc của người miền Bắc. Nhưng nhà thơ đã dùng Tràng giang, hẳn vì trong hai tiếng này, âm vang ang được nhắc lại hai lần, có giá trị biểu cảm hơn, gợi lên một ấn tượng mênh mang hơn, bâng khuâng hơn, buồn hơn. Sau nhan đề, trước khi chính thức đi vào các khô thơ Huy Cận còn viết một câu đề từ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Như thế, cảm hứng của bài thơ không chỉ bắt nguồn tư một dòng sông, mà còn bắt nguồn từ dòng sông trong mối quan hệ giữa trời rộng với sông dài. Đó là bức tranh của trời đất bao la. Bài thơ này bắt đầu từ cái bao la ấy, hay nói đúng hơn, từ vị thế của con người trước cái bao la ấy.
Khổ thơ thứ nhất hầu như chỉ dành để tả dòng sông:
Song gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khổ lạc mấy dòng.
Một dòng sông lặng chi có những gợn sóng rất nhỏ, nhỏ đến nỗi những lớp sóng như điệp vào nhau. Chính vì thê' mà buồn. Con sông như uế oải chảy xuôi, không có gì đê vội vàng, không có gì để náo nức. Mỗi lớp sóng là một nỗi buồn, vô vàn lớp sóng là vô vàn nỗi buồn. Dòng sông chảy ra vô tận trong cả hai chiều, nỗi buồn cứ điệp điệp trên hai chiều chảy ra vô tận. Trên dòng sông có con thuyền, nhưng con thuyền hầu như vắng sự sống, bởi con thuyền xuôi mái để cho nước cuốn trôi. Giữa thuyền và nước, chẳng có quan hệ gì với nhau dù chúng đang rất gần nhau, bởi thuyền thì xuôi mái, nước thì song song. Đã thế thuyền theo nước trôi mà trở về chôn cũ, chỉ còn nước ở lại với dòng sông, hai bên hai neo. Trên sông chỉ còn lại nỗi buồn, để rồi nỗi buồn cũng theo nước mà tỏa đi trăm ngả. Trong mấy câu thơ hình ảnh nước và thuyền thật đơn độc, lạc lõng, từ đó nỗi buồn nổi lên. Hình ánh mà câu thơ cuối tạo nôn thật đẩy ấn tượng Củi một cành khô lạc mấy dòng. Hình ảnh một cành cây bị bứt khỏi rừng rồi bị trôi dạt trên sóng, tự nó đã gợi lên nhiều cảm xúc về nỗi lạc loài. Cành cây trôi dạt trong câu thơ của Huy Cận còn là một cành khô, một cành củi, ấn tượng lạc loài mà nó tạo nên thật là sâu thẳm. Đã thế, củi chỉ có một cành, một cành khô mà lạc đến mấy dòng. Hình ảnh tưởng chừng vô lí
nhưng không khiến ta cảm thây vô lí, mà chỉ thấy xót thương cho một cái gì đã lưu lạc, trôi nổi, còn phải chịu lắm dập vùi. Nghe nói Huy Cận đã mấy lần sửa đi sửa lại câu thơ này để cuối cùng có được hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng như thế’.
Từ cảnh trên sông, sang khổ thơ thứ hai, Huy Cận chuyển cái nhìn của mình khỏi dòng sông để hướng về phía bên kia sông. Có lẽ, nhà thơ muôn tìm một cái gì đó bớt đơn độc hơn, bớt buồn hơn, bớt phẳng lặng và đơn điệu hơn. Nhà thơ nhìn thây:
Lơ thơ cồn nhỏ gió dìu hiu,
Dâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Quả là cảnh có thay đổi, đường nét, hình dáng có thay đối, nhưng sự phẳng lặng thì vẫn thố, cái hoang vắng, cái buồn thì vẫn thế. Thay vào dòng sông phẳng lặng, chỉ có lơ thơ cồn nhỏ, thay vào những lớp sóng buồn điệp diệp chỉ có gió đìu hiu. Chỉ có thiên nhiên, cái xao động rất nhẹ của thiên nhiên. Không có con người, không có cái xôn xao của cuộc sống. Lắng nghe cho kĩ, hình như có những âm thanh của cuộc sống vẳng lại. Nhưng đó là những âm thanh mơ hồ vẳng lại từ một làng xa, lại là âm thanh của một phiên chợ chiều đang tan. Cảnh chợ chiều xưa naỵ không phải là để gợi nên niềm vui, huống chi là một chợ chiều đang tan. Ở đây, nhà thơ không nhìn thấy cảnh ấy, mà chỉ nghe thấy tiếng. Tiếng vãn chợ chiều rồi cũng sẽ tan đi, nhường lại buổi chiều cho không gian tĩnh mịch. Buổi chợ chiều đã vãn, chiều đã xuống, ánh sáng mặt trời nhạt nhòa hơn:
Nấng xuống, trời lên sâu chót vót.
Có hai điều đang phát triển trái chiều nhau, nắng xuống thì trời lên, lên mãi cho đến độ sâu chót vót. Huy Cận đã có một kết hợp từ hầu như không chính xác: sâu chót vót. Người ta chỉ nói cao chót vót, không ai nói sâu chót vót như vậy. Trong chiều cao của bầu trời, Huy Cận đã nghĩ đến chiều sâu của không gian, trời càng cao thì càng sâu thăm thẳm. Rõ ràng, trước bóng chiều đang xuống nhanh nhà thơ đã cảm nhận một cách sâu sắc con người trơ trọi giữa không gian mênh mông, vô tận trôn cả ba chiều. Trước cái mênh mông ấy, con người và những gì thuộc về con người thật là bé bỏng, đơn độc, tội nghiệp:
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Con sông càng dài, bầu trời càng rộng, cái bôn đò càng nhỏ nhoi hoang vắng. Từ bờ sông, sang khổ thơ thứ ba, nhà thơ lại trở về với dòng sông. Lúc này, thuyền đã về, nước đã lại, cành củi lạc mây dòng cũng đã trôi đi, thay vào đó là những nét khác:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyên dò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Trong cuộc sống của người Việt Nam, hình ảnh cánh bèo mặt nước
bao giờ cũng gợi lên một cảm nhận về sự trôi nổi vô định, về những mảnh đời lạc loài, tội nghiệp. Trong câu thơ của Huy Cận, hình ảnh ấy lại chồng chất mấy tầng. Không phải một cánh bèo, không phải khóm bèo, hay một đám, một vạt bèo mà là hàng nối hàng. Đã bèo dạt, lại hỏi về đâu, lại còn hàng nối hàng. Câu thơ của Huy Cận đậm đặc nỗi xót thương và cảm nhận về cảnh lạc loài. Trước cảnh lạc loài, con người muôn tìm một nơi bấu víu, một cảm giác về sự gần gũi, về sự giao tiếp, nhưng tất cả đã không còn. Không một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu, nghĩa là không có sự giao lưu nào, sự giao cảm quen thuộc nào, chỉ có sự cô đơn mà thôi, chỉ có cảnh vật trải ra mênh mang:
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Cảnh trong câu thơ không phải là không đẹp, nhưng sao mà đơn điệu thê, lặng lẽ đến thê', xa xôi và buồn đến thế! Bóng chiều đô xuống cùng với khổ thơ thứ tư:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dạn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Chiều càng xuống, mây càng giăng đầy trên núi cao. Mây không phải là giăng, hay lên, hay bay mà lại mây đùn, nghe uế oải và buồn bã. Chiều về, một cánh chim nghiêng xuống giữa trời. Trong cái phút nhìn thây cánh chim xuống ây, Huy Cận có cảm giác như bóng chiều cũng nghiêng đổ xuống theo. Từ sa trong mấy tiếng bóng chiều sa gợi ấn tượng rất mạnh: bóng chiều như một cái gì đó rất cụ thể có hình khối bông đột ngột rớt xuống từ trời cao. Đến lúc này thì con người hoàn toàn thấm thía nổi buồn, đã trọn vẹn cảm nhận nỗi cô đơn của mình:
Lòng quê dạn dạn vời con nước.
“Lòng quê” ý nói là nỗi nhớ quê. Trong những phút giây này, nhìn vút theo dòng sông, tác giả nhận ra rằng, cũng như những lớp sóng đang dợndạn trên mặt sông, nỗi nhớ quê cũng dợn dợn nối lên trong tâm hồn mình, không mãnh liệt nhưng xao xuyến và mênh mang. Lúc ấy, nỗi nhớ nhà bỗng ập đến, không chờ phải có khói hoàng hôn khơi gợi. Tại sao Huy Cận lại nhắc đến khói hoàng hôn ở đây? Gần 15 thế kỉ trước, nhà thơ Đường nổi tiếng Thôi Hiệu trong bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu có hai câu kết:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tản Đà dịch:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Thôi Hiệu vì nhìn thấy khói sóng trên sông trong một buổi hoàng hôn mà chạnh nhớ quê hương. Trong buổi hoàng hôn này, đứng trước dòng sông dài, không cần có khói mà cũng nhớ nhà. Bởi vì sao? Vì cảm thấy cô đơn! Trước buổi chiều, vắng lặng như buổi chiều hôm nay, trước dòng sông mênh mang như dòng sông này, một không gian ba chiều vô tận
như không gian này, con người sao mà nhỏ bé, sao mà đơn độc thế. Con người cảm thấy thật cần một cái gì thân thuộc với mình để chia sẻ bớt nỗi cô đơn. Nỗi nhớ nhà đã dâng lên là vì vậy. Trong nỗi cô đơn của Huy Cận, nỗi nhớ nhà của Huy Cận, ta nhận ra tâm trạng bơ vơ, bơ vơ đến tột độ của cả một thế hệ.
Tràng giang của Huy Cận có vẻ như là một bài thơ tả cảnh. Thế nhưng người đọc thơ, qua cảnh ấy lại chủ yếu nhận ra tâm trạng, một nỗi buồn mênh mông, một nỗi cô đơn mênh mông. Đó là nỗi cô đơn của cả một thế hệ vừa nhận ra cái tôi của mình, một cái tôi cô đơn, trước một cuộc đời vừa mênh mông, lại vừa bế tắc. Đọc Tràng giang, người đọc vừa rung động bởi cái đẹp, vừa thấm thìa với nỗi buồn. Bài thơ, vì thế đã và sẽ sông lâu trong thơ Việt Nam. (L. D. C)
ĐÊ: Thiên nhiên trong nhiều bài Thơ mới (1932 — 1945) dẹp nhưng buồn. Hãy giải thích chứng minh bằng bài thơ Tràng giang của Huy Cận. ____________________________________
BÀI LÀM
Một trong những đề tài và cảm hứng lớn của Thơ mới (1932 - 1945) là thiên nhiên. Nhìn chung, đó là một thiên nhiên đẹp nhưng buồn. Vì sao thiên nhiên trong Thơ mới đẹp và vì sao thiên nhiên trong Thơ mới lại buồn?
Bài thơ Tràng giang của Huy Cận có thể giải đáp cho vấn đề trên.
Vì sao thiên nhiên trong Thơ mới đẹp? Vì thiên nhiên thực ở ngoài đời vốn đẹp, đất nước ta cây cối xanh tươi quanh năm, ánh nắng chan hòa bôn mùa:
Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh.
(Nguyễn Đình Thi)
Thiên nhiên dẹp đó lại được lọc qua tâm hồn nghệ sĩ của các nhà thơ lãng mạn vốn rất tinh tế và nhạy cảm nôn lại càng lung linh rực rỡ. Đó là cái đẹp của nghệ thuật chứ không phải cái đẹp trong cuộc đời. Một chiếc áo mơ phai dệt lá vàng của Xuân Điệu, một vườn ai mướt quá xanh như ngọc của Hàn Mặc Tử, một con hổ say mồi dứng uống ánh trăng tan của Thế Lữ... là những vẻ đẹp như thế.
Nhưng vì sao thiên nhiên đẹp đó lại buồn? Vì lòng nhà thơ buồn nên nỗi buồn đã thấm vào cảnh vật làm cho thiên nhiên cũng đượm buồn. Lòng nhà thơ buồn vì họ đều thuộc thế hệ thi nhân mất nước, sống trong cảnh đời nô lộ, lại mang cái “tôi” bé nhỏ, cô đơn của các nhà thơ lãng mạn. Vì thế, Xuân Diệu nhìn trời đẹp mà vẫn cảm thấy buồn:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
Nghe mưa rơi, lòng Huy Cận dâng lên một “nỗi sầu vạn cổ”:
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.
Cái buồn và cái đẹp ở đây hài hòa gắn bó với nhau trong quan điểm thẩm mĩ của các nhà thơ lãng mạn thời kì 1932 - 1945. Trong cái buồn có cái đẹp và trong cái đẹp lại thường chứa đựng cái buồn. Quan điếm này chắc chắn có phần chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn phương Tây, đặc biệt là các nhà thơ lãng mạn Pháp như Rim bô, Véc-len, Bô- đơ-le... Trong màu sắc của nó, ta vẫn có thể tìm thây ít nhiều ý nghĩa nhân văn, tình người trong đó.
Những điều trên đây được biểu hiện khá rõ qua một bức tranh thiên nhiên tiêu biểu của Thơ mới: bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ lãng mạn của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, cũng là một trong những bài thơ quen thuộc và nối tiếng của phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Đó là hình ảnh một con sông đẹp và buồn qua nỗi lồng Huy Cận, một thi nhân mất nước đang sống bơ vơ giữa cuộc đời, chưa tìm được hướng đi cho mình trong cảnh đời nô lộ ấy. Hai nét đẹp và buồn kết hợp hài hòa, xuyên thắm vào nhau trong từng hình ảnh, chi tiết, từng câu thơ, chữ thơ, trong cả bài thơ để tạo nên một Tràng giang vừa cổ điển vừa hiện đại - một Tràng giang “mang mang thiên cổ sầu” của hồn thơ Huy Cận.
Tràng giang là một con sông đẹp. Đất nước ta có nhiều dòng sông đẹp. Nhưng đã mây ai đưa được dòng sông đẹp đó vào thơ. Phải có cảm nhận tinh tế, phải có con mắt của thi nhân thì vẻ đẹp đó mới hiện hình lên từng dòng chữ, thành bức tranh thơ. Tràng giang của Huy Cận là một bức tranh thơ như thế.
ơ Tràng giang, thiên nhiên tạo vật trở thành cô điển nhưng được nhà thơ cảm nhận bằng một cái nhìn mới mẻ và tinh tế. Có cái đẹp của màu sắc hài hòa bên sông:
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Một nét đẹp quen thuộc, giản dị mà ta thường gặp ở những dòng sông quê hương, nhưng đi sâu vào câu thơ vẫn có gì như êm dịu, mượt mà hơn.
Có cái đẹp của dòng sông mênh mang giữa đất trời bao la vô tận: Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Đây là vỏ đẹp mới mẻ, có giá trị phát hiện của thi nhân. Huy Cận đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp mới của dòng sông, của bầu trời trong cái không gian ba chiều mênh mông và sâu thăm thẳm. Thiên nhiên được mớ rộng đến không cùng trong cảm hứng vũ trụ, vốn là một cảm hứng rất riêng và cũng rất đặc sắc của Huy Cận.
Lại có cái đẹp trong một bức tranh cổ điển:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Cánh chiều tà được vẽ lên thật đẹp: một cánh chim chiều chao liệng trên nền máy bạc, đôi cánh hút lấy nắng hoàng hôn như cùng chim sa xuống lấp lánh phía chân trời. Hai nét vẽ châm phá của người nghệ sĩ, một nót hùng vĩ, một nét cô đơn, mà như thu được linh hồn của tạo vật vào bức tranh thơ. Cánh chim chiều của Huy Cận gợi nhớ những cánh chim chiều trong thơ xưa:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Như vậy, Tràng giang là một bài thơ sông nước mang vẻ đẹp trang trọng, cố kính nhưng lại mới mẻ.
Tràng giang là một con sông buồn. Con sông đẹp đó lại là một con sông buồn mênh mang, thấm thìa bởi lòng nhà thơ buồn nên nỗi buồn đã thâm sâu vào cảnh vật:
Người buồn cảnh có vui dâu bao giờ.
(Nguyễn Du)
Trong bài thơ, câu nào, hình ảnh nào, cho đến từng chi tiết, từng chữ thơ cũng đều buồn da diết. Cảnh buồn, người buồn, cho đến cả âm điệu và nhạc điệu thơ cũng buồn mênh mang, sâu lắng. Đó là nỗi buồn mang cảm hứng sông núi, vũ trụ mà thi nhân đã cô đúc lại trong lời đề từ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
Đi vào thơ, khổ nào cũng buồn. Khổ một là cảnh trôn sông với con sóng buồn diệp điệp, dòng nước sầu trăm ngả và một cành củi khô bơ vơ, lạc lõng. Khổ hai là cảnh xung quanh sông với cái không gian ba chiều rộng mênh mông, sâu thăm thẳm càng làm cho cảnh vật thêm bé nhỏ, hiu hắt, cô đơn: cồn nhỏ lơ thơ, gió diu hiu, cảnh vãn chợ chiều và bến cô liêu. Đến một con sông không bóng người, không sự sông (Mênh mông không một chuyến dò ngang - Không cầu gợi chút niềm thân mật) mà chỉ còn lại những cụm bèo trôi dạt trên sông hay chính là hình ảnh những cuộc đời chìm nổi, bơ vơ. ơ khổ bốn, nỗi buồn dâng lên trước cánh hoàng hôn trên sông và biến thành nỗi nhớ nhà vẫn mênh mang không dứt như sóng nước vẫn dập dềnh trên Tràng giang:
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Cảnh buồn chính vì người buồn. Nhân vật trữ tình trong bài tuy không xuất hiện nhưng vẫn hiện lên rất rõ qua bài thơ. Đó là Huy Cận với nỗi buồn sông núi của một thi nhân mất nước. Đứng trước Tràng giang mênh mang, đất trời bao la, thi nhân cảm thấy “rợn ngợp”: con người thì bé nhỏ, hữu hạn còn vũ trụ thì vô tận, vô cùng. Cảm giác cô đơn, trông vắng, chông chênh đó đã tạo nên nét buồn riêng của Huy Cận trong Tràng giang và nỗi buồn đó đã dẫn đến cảm nhận về “cái không” của thi sĩ trước dòng sông hoang vắng (Đâu tiếng làng xa văn chợ chiều), không đò (Mênh mông không một chuyến đò ngang), không cầu (Không cầu gợi chút niềm thân mật), không khói (Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà).
Tóm lại, không âm thanh cuộc sống, không sự vật, con người, không biếu tượng, gia đình, quê hương... không có gì cả! Trong tâm trạng như thế, thi sĩ chỉ còn là một cành củi khô, một cụm bèo trôi giạt trên sông, một cánh chim chiều nhỏ bé đang sa xuống tận phía trời xa. Một thi nhân mất nước chưa tìm được hướng đi cho mình, lại mẫn cảm trước thiên nhiên và cuộc đời làm sao lại không có nỗi buồn như thế được? Người đọc ngày hôm nay hiểu nỗi lòng Huy Cận, trân trọng “nỗi buồn thế hệ” của nhà thơ vì đằng sau nỗi buồn ấy là một tám sự yêu nước thầm kín, một tình người yêu quê, nhớ nhà thăm thẳm.