LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Bài văn phân tích bài thơ đi đường của Bác Hồ rất hay

Bài văn phân tích bài thơ đi đường của Bác Hồ rất hay

Đề: Có người nói bài Đi đường không nói rõ về một chuyên đi cụ thể nào mà là một sự khái quát, tổng kết, suy ngẫm rút ra chân lí từ trải nghiệm của chính tác giả về việc đi đường và rộng ra là về đường đời, đường cách mạng. Em hãy phân tích bài thơ và nêu ý kiến của mình.


BÀI LÀM

Nếu ‘Ông Giuốc-đanh học triết học’ đem đến cho những người xem những tràng cười về trí thức thô thiển của ông Giuốc-đanh, thì ‘Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục’ lại tặng cho người xem những chuỗi cười về phục sức lố lăng cũng của con người ấy.

Ông Giuốc-đanh hám danh muốn trang bị cho mình cái mẽ ngoài như những người quý tộc. Ông thuê một kíp ‘thợ vườn’ để may sắm trang phục cho mình. Kíp thợ vườn này hiểu biết về giới quý tộc cũng chẳng nhiều nhặn gì hơn ông Giuốc-đanh. Đã thế, cái gì họ cũng phán bừa, làm bừa, nhưng ông Giuốc- đanh dốt nát, thiển cận đều cho xuôi ráo!

Ông Giuốc-đanh có phẩm tước gì mà may ‘lễ phục’ để mặc. Rõ ràng ông chẳng hiểu gì về ‘lễ phục’, nhưng có máu tập tễnh muốn làm quý tộc, nên ông bất chấp tất, cứ thuê may và cứ mặc; mặc vào là phải thành quý tộc, ít nhất cũng phải là ‘quý tộc áo’ chứ!

Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến ‘quý tộc’, để ông giống được ‘quý tộc’ là ông mê và ông làm theo ngay. Vì thế, đi bít tất chật, bị đứt mất hai mắt, nhưng nghe phó may phỉnh vài lời: ‘Nó giãn ra, như thế càng rộng’ thì ông Giuốc-đanh xuôi tai liền. Đi giầy chật, kêu đau chân, nhưng nó mặc bảo ‘không đau ấy là ông tưởng tượng đó thôi’ rồi phó may lờ đi, chuyển phắt sang chiếc áo lễ hội. Ông Giuốc-đanh muốn nói thêm về sự đau chân cũng không được nữa.

‘Pha cười’ bít tất rách, giày chật, chân đau vừa dứt, người xem được chuyển qua ‘pha’ áo lễ hội. Ông Giuốc-đanh vững tâm ngay, vì đã có ‘chuẩn sang trọng’ để theo rồi. Người xem không thể nhịn được cười khi phó may và thợ phụ cởi quần đùi, lột áo cánh để bận áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh. Ông ta như một thằng hề, súng sính đi lại theo nhịp đàn, vì đó là nghi thức dành cho quý tộc mà lị!

‘Pha mặc áo’ vừa dứt, thì ‘pha ban thưởng’ cho những tiếng tôn xưng tiếp nối ngay. Ông Giuốc-đanh nhận ra rằng ‘mặc áo người quý phái có hơn’. Vì mặc ‘áo lễ phục’ mà ông được gọi ngay là Ông lớn, rồi cụ lớn, rồi Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí với những tiếng tôn xưng ấy và liên tục móc tiền để ban thưởng, hay nói cách khác, ông đã bỏ tiền ra mua những tiếng mà bấy lâu nay ông hằng khao khát! Trong thâm tâm, ông còn định ban thưởng cho bọn thợ may cả túi tiền nếu được tôn xưng là Điện hạ! Nhưng nực cười là ông Giuốc-đanh sực tỉnh, tự thú với chính mình: ‘Thế là vừa phải. Nếu nó cứ tôn xưng mãi, ta sẽ mất hết cả tiền! ‘ Thì ra ông Giuốc-đanh cũng chẳng hào phóng gì, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cái bản chất tham tiền và hà tiện của ông vậy!

Mô-li-e đã sắp xếp các ‘pha cười’ theo từng cung bậc khác nhau trong những tình huống được chọn lựa khá đắc địa, để cho mỗi ‘pha cười’ khắc hoạ được một nét đặc biệt của anh trưởng giả nhố nhăng muốn học đòi làm quý tộc. Tiếng cười đối với bọn phó may háo lợi cũng không kém phần rôm rả. Bản thân bọn phó may cũng chẳng có hiểu biết gì đáng giá về trang phục của giới quý tộc vì chúng chỉ là hạng ‘thợ vườn’ nhưng bọn này rất láu cá, biết lợi dụng triệt để tính hám danh của gã trưởng giả để moi tiền. Mô-li-e đã cho người xem những mẻ cười về bọn này ở những khía cạnh sau đây:

Tánh ba hoa khoác lác: Phó may bảo rằng hắn phải cho hai mươi thợ phụ làm cái áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh. Hắn tuyên bố: đây là cái áo đẹp nhất trong triều, may đúng kiểu nhất trong triều, may đúng kiểu nhất và dám chấp các thợ may giỏi nhất: hắn còn đố hoạ sĩ nào vẽ được cái áo vừa vặn hơn áo này. Còn thợ của hắn thì có người may quần cộc giỏi nhất thiên hạ, có người vô địch thế giới về môn may áo chẽn... Rõ ràng toàn là chuyện một tấc đến giời, nhưng khốn nỗi lại đều lọt tai ông Giuốc-đanh mê muội đang muốn làm quý tộc!

Thói lừa phỉnh, lấn lượt: Bọn thợ may nói thì giỏi như ‘Tồng leo’ nhưng làm thì như ‘mèo mửa’. Chúng biện bác đủ cách để lừa ông Giuốc-đanh thiển cận. Áo may ngược hoa nhưng phó may lại bảo là người sang trọng đều mặc như thế, rồi già nước trộ nếu ông Giuốc-đanh không muốn, thì hắn sẽ may lộn hoa lại. Ông Giuốc-đanh kêu giày chật, đau chân thì phó may bảo ông tưởng tượng ra như vậy, ông Giuốc-đanh cãi thì hắn lảng đi để bắt vào chuyện chiếc áo lễ hội.

Ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải và mặc áo bằng vải ăn bớt đó ngay trước mắt ông ta, thì phó may trơ tráo thừa nhận, rồi lấn lướt, không trả lời câu hỏi của ỏng Giuốc-đanh, hắn mời ông ta thử áo. Rõ ràng đây là hạng lừa phỉnh đã thành nghề để kiếm ăn.

Tệ xum xoe, nịnh bỢ: Bọn thợ may biết tỏng gan ruột ông Giuốc-đanh đang muốn gì. Chúng vòi vĩnh ông ban cho ít nhiều để uống rượu, vì đã may cho ông chiếc áo lễ hội ba vạ, nhưng ông Giuôc-đanh lại thưởng cho chúng vì tiếng ‘Ông lớn’. Biết thóp thế, bọn thợ bạn lại tuồn ra những tiếng Cụ lớn, rồi Đức ông! Chúng có tiếc gì mấy cái tiếng nịnh bợ, tâng bốc ấy đâu, chỉ cốt làm mát lòng ông Giuốc-đanh hám danh và để vơ tiền một cách hợp lí mà thôi.

Mô-li-e đem đến cho người xem những tiếng cười có ý nghĩa phê phán thật giá trị. Ông phê phán những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dần tỉnh táo (tức khán giả) để chửi thẳng vào bọn dốt nát, ngu xuẩn đó. Ông ta dựng lên hai loại người với những nét tâm lí khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác ở nhau những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh, vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, thiểu cận, muốn khiếm thật nhiều tiền, vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả: một bên được cái danh hão còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai, hài hước cũng toát lên từ đó.

‘Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục’ làm người ta nghĩ đến bộ quần áo mới của Hoàng đế của Andersen, Cô Tuyết tân thời của Vũ Trọng Phụng và cả ngài Nghị Quế trong tắt đèn của Ngô Tất Tố... Và thời nay, cũng không hiếm những triệu phú kiểu mới... Mong sao tiếng cười của Mô-li-e dọn được bớt đi những thói rởm ở đời này.