LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Bài văn kể lại di tích lịch sử Núi Bà Vì cực hay

Bài văn kể lại di tích lịch sử Núi Bà Vì cực hay

Đề: Tả lại vẻ đẹp của một di tích hoặc danh lam thắng cảnh ở quê em. 'Từ trên đê sông Hồng, vào mỗi buổi chiều tà, ta có thể nhìn thấy rất rõ núi Ba Vì sừng sững in bóng trên nền trời hoàng hôn đỏ sẫm...'

I.                  DÀN Ý

1.                 Mở bài:

*                 Giới thiệu chung:

-                           Quê em ở đâu? (Thị xã Sơn Tày.)

-                   Cảnh đẹp (hoặc di tích) mà em muốn giới thiệu là gì? Có từ bao giờ? (Đền Và thờ Sơn Tinh, được xây dựng đã hàng ngàn năm.)

-                           Nhận xét chung của em vể cảnh đẹp đó. (Là một thắng cảnh của quê em.)

2.                 Thân bài:

*                 Tả cảnh: (Theo quy luật từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể).

-                   Khung cảnh thiên nhiên hài hoà, đẹp dẽ như thế nào? (Đền Và nằm giữa rừng lim cổ thụ trên một gò đất cao.)

-                   Di tích (hay thắng cảnh) có gắn với truyền thuyết lịch sử hay truyển thống nào của quê em? (Sơn Tinh - Thuỷ Tinh).

Cấu trúc của nó đặc biệt ở chỗ nào? (Ngôi đền lớn, mái lợp ngói vảy cá, cột toàn bằng gỗ lim...)

-                   Tầm quan trọng của nó với dời sống tinh thần của người dân quê em ra sao? (Đền Và nổi tiếng linh thiêng. Lễ hội được tổ chức rất lớn hằng năm.)

3.                 Kết bài:

*                 Cảm nghĩ của em:

-                           Yêu mến và tự hào về cảnh dẹp quê hương.

-                           Có ý thức giữ gìn và bảo vệ.

II.                   BÀI LÀM

Xứ Đoài quê em là một vùng đất trung du nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Núi Ba Vì (Tản Viên) sừng sững phía trời Tây, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Tương truyền rằng trên đỉnh núi cao nhất, Sơn Tinh vẫn sống hạnh phúc bên người vợ dịu hiền, xinh đẹp là Mị

Nương. Cuộc giao tranh dữ dội giữa Thần Núi và Thần Nước cách đây mấy ngàn năm còn để lại dấu vết rải rác suốt một dải đất ven chân núi. Sơn Tinh được nhân dân coi là vị phúc thần và lập đền thờ. Ngôi đền ấy có tên là đền Và.

)Đền Và nằm giữa khu rừng lim cổ thụ, trên một gò đất cao và rộng gần làng Vân Gia, cách thị xã Sơn Tây hơn hai cây số. Ngôi đền rất lớn, được xây dựng cách đây đã hàng ngàn năm. Các cây cột trong đen toàn bằng gỗ lim màu nâu bóng, được kê trên những trụ đỡ bằng đá xanh chạm khắc công phu. Mái đền lợp ngói vảy cá, dấu vết thời gian in đậm ở màu rêu phong cổ kính. Các đầu đao uốn cong, tạo nét nhẹ nhàng, thanh thoát. Sân đền lót gạch Bát Tràng, qua ngần ấy năm vẫn giữ nguyên màu đỏ như son.

Trên điện thờ đèn nến lung linh, khói nhang trầm thơm ngát, tạo nẽn không khí huyền ảo, thiêng liêng. Mỗi năm, vào dịp lễ hội đền Và, khách hành hương từ khắp nơi đổ về đây đông nghịt, dâng hương hoa cầu khấn Sơn thần phù hộ độ trì cho mọi điều đều tốt đẹp.

Dưới gốc những cây lim già là bãi cỏ mịn màng. Du khách làm lễ xong có thể ngồi tựa lưng hóng gió, phóng tầm mắt ra xa ngắm phong cảnh hữu tình, ngắm bầu trời xứ Đoài mây trắng nhởn nhơ bay. Còn nếu vui chân, xin mời hãy đi vào những xóm thôn quanh đền để được nghe các cụ già kể lại truyền thuyết về cuộc quyết chiến giữa quân tướng của Sơn Tinh chống lại thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá của Thuỷ Tinh. Kết cục, Thuỷ Tinh đại bại, phải rút quân về. Một số chạy không kịp bị giết chết, trong đó có tướng cá trê bị chém đứt đôi, đầu một nơi, thân một nẻo. Giờ vẫn còn một tảng đá hình thù giống như phần đuôi cá trê nằm giữa lòng suối cạn của xóm có tên gọi là xóm Cá Trê.

Từ trên đê sông Hồng, vào mỗi buổi chiều tà, ta có thể nhìn thấy rất rõ núi Ba Vì sừng sững in bóng trên nền trời hoàng hôn đỏ sẫm. Dáng núi mới uy nghi, hùng vĩ làm sao! Quanh ba ngọn núi, mây trắng bồng bềnh, vấn vít như những tấm khăn voan mòng khiến cho khung cảnh càng thêm thơ mộng.

Xứ Đoài gắn với nhiều truyền thuyết lịch sử gần bón ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có một cái gì đó thân thương và thiêng liêng ràng buộc mỗi con người vào mảnh đất này, cho nên dù sống ở bất cứ phương trời nào họ cũng vẫn gửi nhớ, gửi thương về đó.

Cũng như bao người con khác của quê hương, em yêu mến và tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình và muốn được góp công sức nhỏ bé vào việc gìn giữ và xây dựng quê hương ngày càng tươi dẹp.