LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Nghị luận
  • Bài văn hay nghị luận về tác phẩm muốn làm thằng cuội

Bài văn hay nghị luận về tác phẩm muốn làm thằng cuội

Đề: Có ý kiến cho rằng: "bài thơ “muốn làm thằng cuội” của tản đà thể hiện tâm trạng buồn chán trước thực tại tẩm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất "ngông", đồng thời cho chúng ta thấy một ngòi bút lãng mạn, phóng túng, nhuần nhị và rất có duyên". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Tản đà là một nhà nho tài tử trong xã hội tư sản việt nam đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp của dòng văn học việt nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930. Tản đà đã để lại cho những người mê say văn chương nhiều tác phẩm đặc sắc. Bài thơ muốn làm thằng cuội là một điển hình. Có nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ này như sau:

“bài thơ "muốn làm thằng cuội" của tản đà thể hiện tâm trạng buồn chán trước thực tại tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất "ngông", đồng thời cho chúng ta thấy một ngòi bút lãng mạn, phóng túng, nhuần nhị và rất có duyên”.

Thật vậy, ngay từ hai câu đề, tản đà đã mang nỗi buồn của mình tâm sự với chị hằng:

“đêm thu buồn lắm chị hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi”.

Theo truyền thuyết dân gian việt nam, ở trên cung trăng có thằng cuội và chị hằng nga. Đêm thu trăng thường sáng tỏ là cơ hội để tản đà gặp chị hằng trong trí tưởng tượng bay bổng và lãng mạn của mình.

Nhưng tại sao tản đà lại buồn và chán cảnh trần thế?

Khi tản đà cất tiếng khóc chào đời năm 1889 thì giặc pháp đã đặt ách thống trị lên đất nước việt nam khoảng 31 năm. Phải chăng đó là nỗi buồn và chán đầu tiên của thi sĩ?

Mặt khác, tản đà sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng thời lê nhưng cuộc đời không hạnh phúc như các cậu ấm - con của các vị quan khác. Nhà thơ bị hỏng thi nhiều lần, mối tình đầu tan theo sương khói mong manh. Việc đau lòng hơn là bà phủ ba - mẹ của tản đà - vì xung đột với gia đình đã bỏ nhà ra đi. Chơ nên, danh dự của gia đình bị tổn thương khá trầm trọng. Thất vọng, tản đà từ bỏ mái ấm theo anh rể là nhà thơ trào phúng nguyễn thiện kế, sống như người điên dại. Sau đó, nhà thơ bước ra chốn thị thành sáng tác

Văn học “bán phô' phường” để mưu sinh:

“chữ nghĩa tây, tàu trót dở dang,

Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng.

Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh lụy một mối tơ tằm mấy đoạn vương có kẹo có câu là sách vở,

Chẳng lề, chẳng lối củng văn chương còn non còn nước còn trăng gió,

Còn có thơ ca bán phố phường”.

(bài tho' đề từ tập thơ khối tình con 1)

Cái tôi “ngông” của tản đà bắt đầu từ đó. Hai câu thực là một minh chứng:

“cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi”.

Theo thần thoại trung quốc, trên cung trăng có cây quế. Do đó, trăng còn được gọi là “cung quế”. Còn theo thần thoại việt nam, trên mặt trăng có cây đa, lại có thằng cuội ngồi gốc cây đa. Tản đà muốn làm thằng cuội để được ở “cung quế”, được ngồi dưới gốc cây đa, được ở bên cạnh chị hằng nga xinh đẹp tuyệt trần. Bởi vậy, thi sĩ cầu xin chị hằng thả một cành đa xuống trần thế để “nhắc” mình "lèn chơi" cho thỏa lòng mong ựớc. Có thể nói rằng, thái độ “muốn thoát li khỏi thực tại” ở hai câu thơ này là rất cao độ và rất rõ ràng.

Đến hai câu luận, chất “đa tình” và cái tôi “ngông” thể hiện theo trí tưởng tượng li kì:

“có bầu có bạn, can chi tủi cùng gió cùng mây, thế mới vui”.

Thi sĩ muôn làm người bạn tri âm tri kỉ với chị hằng để vơi đi nỗi “tủi” mà cõi trần gieo rắc cho mình. Tản đà đúng là một thi sĩ “đa tình”. Có lần nhìn vào bức ảnh của mình treo trên vách, tản đà tự trào một cách duyên dáng:

“người đâu cũng giống đa tình tưởng là ai, lại là mình với ta”.

Không yêu mĩ nhân trong cuộc đời thực, tản đà tìm đến những người đẹp đến “giật mình” như hằng nga, ngu cơ, tây thi, dương quí phi, chiêu quân,... Chỉ “cùng gió cùng mây” mới có thể “vui” với những con người sắc nước hương trời mới giải tỏa bầu tâm sự não nề được.Trong một vài truyện của tản đà, thi sĩ kể lại việc mình gạ cưới hằng nga bị trời mắng. Trong giấc mộng con ii, nguyễn khắc hiếu (tản đà) làm một chuyến du ngoạn đến thiên đình. Lên dây thi sĩ không cười rồng, cưỡi hạc đi dự tiệc bàn đào, luyện thuốc trường sinh mằ đi dự những bữa tiệc “hơn trăm người mà chỉ có một mình mình không phải là mĩ nhân”, “uống rượu chỉ có ha người" là nguyễn khắc hiếu cùng dương quí phi, tây thi. “theo mệnh lệnh” của dương quí phi, nhà thơ làm bài hát “đọc cho một người tần cung đứng chép". Chiêu quân đánh tỳ bà, dương quí phi say đứng dậy múa, tây thi hát. Sau những bữa tiệc như thế là những chuyến đi chơi “ liên miên ở chốn bồng lai; có khi cùng các người ngồi thuyền quanh non câu cá chơi, có khi đi riêng với tây thi tới hên sông ngân hà." có lần nguyễn khắc hiếu đi chơi cùng chư tiên ở chợ giời, các tiên nữ chạm vào người thi sĩ thì đều cười ngất vì thi sĩ đế’ “lộ trần cốt”. Biết điều này, nhà thơ “thẹn quá” nhưng nghĩ thầm “được một cái cười của người tiên củng là quí”.

Nhưng ở hai câu kết, chất “ngông", “đa tình” và “lảng mạn" tập trung cao độ hơn:

“rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám tựa nhau trông xuống thế gian cười”.

Rằm tháng tám là ngày tết trung thu. Ánh trăng dát vàng dát bạc trên nền trời cao xanh. Gió mát rượi. Nhiều loài hoa khoe sắc hương ngào ngạt. Từ những con người bình thường đến giới thượng lưu trí thức, văn nhân, thi sĩ đều yêu thích ngắm trăng. Đây là cơ hội để tản đà và hằng nga “tựa nhau trông xuống thế gian cười". Câu thơ có chút tự hào, hành diện của tản đà vì được tựa vai người đẹp - hằng nga cho mọi người ở trần gian chiêm ngưỡng. Câu kết này tản đà không sử dụng phép đối nhưng ý thơ có sự tương phản giữa cái vô hạn (cung trăng - cõi mênh mông) với cái hữu hạn (thế gian - “cõi trần gian bé ti") để làm bật lên khát vọng “thoát li” mãnh liệt của bản thân thi sĩ. Phải chăng từ trên cung trăng cao chất ngất, nhà thơ đang “cười” “cõi trần gian bé tí” đầy rẫy những bất công, ngang trái, mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc pháp, giữa nông dân với phong kiến càng lúc càng trở nên sâu sắc, quyết liệt?

Tóm lại, bài thơ muốn làm thằng cuội tuy được viết theo thế thất ngôn bát cú đường luật nhưng lại “lãng mạn, phóng túng, nhuần nhị và rất có duyên”. Tản đà không dùng những từ ngữ đẽo gọt, cầu kì,

Bổi dưõng năng lực tập làm văn 8

Sắc sảo mà mạnh dạn đưa những lời ăn tiếng nói hàng ngày vào thơ: "buồn lắm chị hằng ơi!"; “nhắc lên chơi”; “có bầu có bạn”; “cùng gió cùng mây”; “can chi tủi”; “thế mới vui”. Những khẩu ngữ này làm cho bài thơ vừa tự nhiên, vừa “có duyên”, giúp thi nhân trút cạn “lòng trần” của mình với người ở “cõi tiên” xa lắc xa lơ. Bởi vậy, những người “chân lấm tay bùn” học thức còn hạn chế vẫn có thể hiểu được thơ tản đà.

Có thế nói rằng, với phong cách tuyệt vời đó, tản đà xứng đáng là “nhà thơ đàn anh chứng giám cho cuộc họp mặt tao đàn lớp sau... Có tản đà chúng ta mới thấy một mạch thơ từ thế kỉ 18 đến phong trào thơ mới: chủ nghĩa cá nhân tư sản tìm được tiếng đồng vọng về cái lụy của tài, tình, tiếng kêu của nhà nho tài tử trong đô thị phong kiến xưa”.