LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Bài văn hay kể về một kỷ niệm làm em nhớ mãi.

Bài văn hay kể về một kỷ niệm làm em nhớ mãi.

Đề: Em hãy kể về một người có nhiều kỉ niệm làm em nhớ mãi.'Bà già hàng xóm quý tôi như người cháu ruột. Hai người cháu ngoại của bà đều vào đại học cùng một ngày...'

BÀI LÀM

Cạnh nhà tôi có một bà cụ già năm nay ngoài 80 tuổi. Mỗi khi cởi bỏ tấm khăn vuông để gội đầu, mái tóc bà trắng như người đội chiếc mũ bông. Trông bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Gương mặt chữ điền nên bà còn trẻ dai. Đôi mắt còn rất tinh sáng. Da dẻ tuy nhăn nheo nhưng còn hồng hào thật phúc

hậu. Những lúc bà ngồi gội đầu hoặc khâu vá chẳng ai biết bà bị gù lưng. Từ ngày tôi lớn đã thấy bà đi nửa người trở lên rạp về phía trước, nhưng đôi chân vẫn bám vững trên mặt đất, đi nhanh thoăn thoắt hơn cả những người bình thường, tay không bao giờ phải chống gậy, kể cả đi giữa lúc trời đang mưa gió, đường trơn lầy lội. Mắt bà sáng không cần đeo kính vẫn xâu kim, ngồi khâu vá thuần thục như một người thợ thêu tài giỏi.

Lúc nào thấy bà ngồi bên đống kim chỉ, tôi lỉnh sang vòi vĩnh bà dạy cách khâu vá, lược chỉ đường may mũi kim cho thẳng và đều các nút chỉ. Bà cười hiền hậu, mắng yêu:

-                                                Tổ cha con hĩm! thời buổi hiện đại, người ta dùng máy may để may vá thêu thùa. Ai còn dinh cái của nợ này mất thời gian...

Nói vậy nhưng bà vẫn chỉ bảo cho tôi cặn kẽ từng đường kim, mũi chỉ để tôi may được những bộ váy áo đẹp cho búp bê. Biết tôi khéo tay hay làm bà cười khích lệ:

-                                                Con bé này sáng dạ lắm. Nói qua là làm được ngay.

về sau bà còn dạy thêm cho tôi cách học thêu. Tôi đã thêu được những bông hồng búp đang chúm chím hé nở. Cành và lá xanh rờn trên tấm khăn mùi xoa. Một đôi chim bồ câu đang tung cánh bay trên bầu trời và những con ong mật rập rình bên bông hoa... Giọng sang sảng nhưcô giáo đứng trên bục giảng, bà nói:

-                                                Muôn biết phải học. Muốn làm được việc gì giỏi mình phải miệt mài say mê học tập.

Đột nhiên tôi hỏi bà:

-                                                Bà ơi, sao bà không ở với người con gái bán hàng ở chợ Vườn Hoa?

-                                                Nó còn có chồng, có con. Bà ở một mình thế này tiện hơn, tôi đến cháu còn sang ngủ với bà cho có bà có cháu nữa chứ.

Bà già hàng xóm đã dẫn tôi vào câu chuyện nghe như chuyện cổ tích: hằng ngày vào tầm 2-3 giờ chiều, bà từ trong quầy tiết kiệm đi ra. Trông gương mặt như người vừa bắt được của, vui lắm. Bà thủng thẳng vào chợ, đến bên người con gái bán hàng tạp hóa. Trước hết hai mẹ con nhìn nhau cười gật đầu, tỏ ý hăm bốn tiếng mẹ con phải xa nhau nên nỗi lòng thương nhớ sinh ra nụ cười vạn sự như ý. Con gái đang mải đếm tiền và trả hàng cho khách. Bà nhìn bao quát một lượt quanh quầy xem những chiếc vỏ bao, hộp bìa các tông hôm nay có nhiều hay ít. Qua số hộp không bà biết tường tận ngày hôm ấy con gái thu về được bao nhiêu tiền. Gặp những hôm đông khách, con ghi số hàng khách cần mua vào sổ rồi thu tiền, chuyển qua bên mẹ để giao hàng. Bà giúp việc như một chiếc máy, không hề giao thừa hoặc thiếu cho bất cứ người nào dù chiếc bật lửa, cây bút bi, cặp pin đèn, tá khăn mặt, bộ quần áo lót nam nữ, rồi áo mưa, cặp sách, vở học sinh, dầu gội đầu, xà phòng thơm... Đã gọi là hàng tạp hóa thì thượng vàng hạ cám đều có tất. Buôn bán loại hàng này lãi như con voi, thuế hàng chỉ bằng con chuột.

Ba mươi phiên chợ một tháng, chiều nào bà cũng có mặt. Một quy ước giữa hai mẹ con: hôm nào không thấy bà ra quầy xem là bà bị ốm mệt. Hết giờ người con gái phóng xe máy về thăm mẹ. sắt thép còn có lúc đổ mồ hôi, thân phận người già khỏe giờ khỏe ngày. Đang mạnh khỏe rõ ràng chẳng may gặp cơn gió hoặc vài hạt mưa là ốm, quỵ lúc nào không biết. Từ ngày tôi lớn đến giờ chưa hề thấy bà phải uống viên thuốc cảm cúm hoặc ăn bát cháo hành bao giờ cả. Quầy hàng vợi bớt khách vòng trong vòng ngoài, con gái giục:

-          Mẹ nhặt hết những bao hộp buộc lại, hết giờ con chở về nhà kẻo nặng.

Mỗi buổi chợ bà thu vén quanh quầy hàng con gái được tới vài chục cân

giây hộp bỏ đi. Hôm nhiều tới trên ba mươi cân. Sáng hôm sau bà soạn ra từng loại, bán tất cho người mua giấy báo cũ về nhà máy tái chế. Riêng khoản này hằng ngày bà thu về dăm bảy chục mà không phải bỏ vốn. Lãi là do sức lao động của bà bỏ ra. Bà nghĩ. Nay mai bà không còn, những thứ này con gái đem cho người khác thì thật phí hoài. Thêm một khoản nữa gọi là tiền ‘lộc’. Mỗi lần mẹ con trò chuyện, con gái cười hiền lành nói vui:

-          Con nộp thuế cho mẹ đây nhé!

Chiều nào cũng vậy, kiểm đến tiền hàng xong, con gái gói buộc từng khoản, ghi mảnh giấy cài bên cọc tiền để trả cho những ai, thả vào bì tải, người chồng chở về nhà trả tiền hàng cho khách đang ngồi chờ đợi. Còn những tờ giấy bạc nhàu nát loại 100 - 200 - 500 - 1000 - 2000 đồng cồn đẫm mồ hôi trớt ngoèn ngoẹt. Mười ngón tay búp măng người con gái vơ gom, vo tròn như quả bóng, nhét ngay vào túi xách tay của mẹ, không hề để cho chồng hay biết.

Ngày tháng qua lại, năm này năm khác bà già hàng xóm làm một việc ít thấy ai ở tuổi ‘thất thập cổ lai hy’ lại làm như vậy. Cơm nước xong, trời đã tối, bà cài cửa, bật đèn, buông màn rồi vào giường ngồi đổ túi tiền ra, chọn nhặt riêng từng loại vuốt phẳng phiu rồi đếm... Đây là đồng tiền người con gái tru ái cho mẹ được vui tuổi già. Bà để riêng một khoản để tiêu dùng. số còn lại bà mở sổ tiết kiệm không kì hạn gửi góp. Tháng ít cũng được vài ba trăm, tháng nhiều ngót bạc triệu.

Người con gái biết quý trọng công sức lao động, làm ra được đồng tiền phải đổ bao giọt mồ hôi, không thả nó vào nạn số đề mà trao tận tay người mẹ để phụng dưỡng tuổi già sức yếu.

Bà già hàng xóm quý tôi như người cháu ruột. Hai người cháu ngoại của bà đều vào đại học cùng một ngày. Người ra Sư phạm Hà Nội, người vào Đại học Sư phạm Vinh. Sau lần sinh đôi phải mổ cứu được mẹ tròn con vuông, người con gái bà của không sinh thêm được nữa. Tối nào cũng vậy, học xong bài và làm xong những bài tập, tôi lại sang chơi và ngủ với bà cho vui. Bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa nghe rất hay. Nằm cạnh bà tôi ngủ lúc nào không biết. Thời gian trôi đi, hai bà cháu quen hơi bén tiếng như tình cảm ruột thịt. Mùa đông bà nằm đệm mút và đắp chăn bông ấm rực. Mùa hè để quạt Hoa Sen.

Một lần tự nhiên bà đem quyển sổ tiết kiệm ra cho tôi xem. Thấy những con số ghi rồi cộng tiếp hết tờ nọ sang tờ kia được đến mây chục triệu. Tôi hoa mắt tưởng mình nhìn nhầm.

Suy nghĩ một lát tôi hỏi thầm:

-                                   Nhà không phải làm, hậu đường và quần áo, vải vóc lúc bà đi xa đã mua sắm đầy đủ. Vậy số tiền này bà để làm gì?

Bà già hàng xóm giục:

-                                   Cháu chạy về lấy giấy bút ra đây bà nhờ chút xíu!

Tôi hối hả chạy về, một loáng trở lại bà nói:

-                                   Cháu viết giúp bà bản di chúc. Tôi là Lê Thị Còm có cuốn sổ tiết kiệm không kì hạn. số sổ, „01. Sau khi tôi qua đời, nhờ chính quyền phường sở tại rút hết tiền tiết kiệm chia đều và gửi về cho các địa chỉ sau đây: một là Hội người mù. Hai là trại trẻ mồ côi hoặc làng s. o. s. Ba là người già không nơi nương tựa. Bốn là trẻ em và những người bị tật nguyền. Năm là con cháu những người bị chất độc màu da cam. Sáu là Quỹ sáng chế và phát minh. Bảy là Quỹ phát triển tài năng trẻ. Tám là Hội Từ thiện. Chín là Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Mười là cho con Hĩm nhà bên - người viết giúp cho tôi giây này và đưa cho chính quyền - để cháu có tiền ăn học trong những năm học đại học.

-                                   Cồn hay hết hả bà?

-                                   Vậy thôi! Bây giờ bà có về ngay với ông bà tiên tổ cũng yên lòng. Tuy nhiên tuổi già, sức yếu vẫn còn làm thêm được một chút việc hiếu nghĩa cháu ạ!

-                                   Vâng! Nhưng còn sổ tiết kiệm?

Bà cười vui vẻ, nói tiếp:

-                                   Để bà còn phải giữ, hằng ngày đi kiếm thêm được đồng nào còn gửi tiếp. Riêng tờ giấy viết phân chia tài sản bà nhờ cháu giữ hộ. Nhưng không được để lộ chuyện này cho bất cứ người nào được biết khi bà chưa đi xa...

-                            Vâng! Cháu xin hứa. Còn ngôi nhà này nữa, bà tính sao?

-                            Bà để lại cho con gái. Sau này nó cho con gái của nó thừa kế. Cháu gái của bà sau khi tốt nghiệp Đại học Sưphạm sẽ về đây ăn ở và đi dạy học. Ngày rằm, mồng một và giỗ tết nó sẽ lo hương khói cho bà. Đứa cháu trai về ở nhà của bố mẹ nó làm ra.

Bà già - người hàng xóm của tôi - lúc nào cũng suy nghĩ để làm được việc thiện, nhưng lại không muốn cho ai biết.