LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Bài văn hay kể về chú chó có nghĩa

Đề: Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ.'Cảm động nhất là cảnh Bấc cứu Thoóc-tơn thoát chết đuối. Trên nhánh sông bốn mươi dặm, Thoóc-tơn bị nước cuốn. Bằng trí thông minh, bằng lòng dũng cảm. Bấc đã cứu được chủ, cả hai đều bị thương...'

Bài làm

Thế giới quanh ta có biết bao điều kỳ diệu. Muôn hiếu một phan những điều kỳ diệu ấy phải có con mắt hết sức tinh tế, một tâm hồn hết sức nhạy cảm. Giấc Lơn đơn (1876 - 1916) với "Tiếng gọi nơi hoang dã" đã hé mở cho ta một điều kỳ diệu ấy: chuyện "con chó Bấc"

Bấc thuộc nòi Xanh ‘Bec-na lai nòi Xcốt - len, nặng một trâm bốn mươi pao, tương đương sáu mươi ba kí rưỡi. Bấc đang sống yên ôn trong nhà thấm phán Mi-lơ thì bị gã làm vườn Ma nu (/II bát cóc, bán đi. Bấc đã qua tay nhiều người, bị bắt làm lụng đốn kiệt sức, bị bỏ đói, bị đánh đập... Giôn Thoóc tơn đã cứu Bấc, chăm lo cho Bấc sông sót. Tình thương của anh dã cảm hóa Bấc. Trong quá trinh phục hồi sức khoẻ cho nó, một tình bạn khắng khít đã nảy sinh giữa nó và Thoóc-tơn.

Vì môi tình sâu sắc đó, sau này Bấc đã cứu anh khỏi chét đuôi, đánh trả Boc-tơn "Đen" và gắng hết sức bình sinh kéo cỏ xe chất nặng một nghìn Pao, vừa cứu danh dự cho anh vừa đem lại cho anh tiền đặt cược những một nghìn sáu trăm đôla.

Người ta nói: con đường đến với trẻ em đi qua con tim. Các nhà dạy thú cùng nói: trước hết, hãy đến với loài vật bằng tình thương. Còn bản năng thú thì sự dạy dỗ sẽ cảm hóa dần. Thoóc-tơn yêu con Bấc như yêu con. Bấc đáp lại bằng tình yêu thương sôi nổi, cuồng nhiệt, thương yêu đến mức tôn thờ. Môi giao hòa tình cảm giữa người và vật được Giắc Lơn-đơn đặc tả qua "ánh mắt ". Đôi mắt Thoóc-tơn tỏa rạng tình cắm tự đáy lòng, tình cảm của Bấc cũng sáng ngời lên qua đôi mắt nó. Mối quan hệ tình cảm giữa nó với chủ đã vượt xa cấp độ phản xạ sinh vật, trở thành một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Đến nỗi, đang ngủ, sợ mất Thoóc-tơn, nó " vội vàng dậy ... trườn qua giá lạnh, đến tận mép chiếc lều rồi đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều

đều của chủ". Phải có một sức hư cấu phi thường mới nghĩ ra chi tiết tuyệt vời đó. Điều ấy cũng lý giải cho chúng ta những lần Bấc xả thân cứu chủ và trả thù cho chủ sau này. Sự xả thân của Bấc vì Thoóc-tơn không phải là điều thường gập trong xã hội loài người.

Có người còn nhận xét rất lạ, là: Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán. Chúng ta không muôn nghĩ xấu cho một số người, nhưng quả là quan hệ giữa hai cá thể, con người còn phải học tập con Bấc.

Bóc-tơn "Đen" đánh Thoóc-tơn. Bấc lao vào cứu chủ. Nó hành động nhanh như chớp, mạnh như sét: "... bỗng nghe... một tiếng gầm... Bấc từ nền nhà bay lên lao vút qua không trung nhằm vào cồ họng Bóc-tơn phóng tới...". Trong vụ này. Bóc-tơn sai. Cảnh này, nếu đưa lên màn ảnh, chắc chắn sẽ đón nhận chuỗi cười hả hê của các bạn trẻ.

Cảm động nhất là cảnh Bấc cứu Thoóc-tơn thoát chết đuối. Trên nhánh sông bốn mươi dặm, Thoóc-tơn bị nước cuốn. Bằng trí thông minh, bằng lòng dũng cảm. Bấc đã cứu được chủ, cả hai đều bị thương. Riêng Bấc bị gãy ba xương sườn. Tình thương hình thành lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm gợi trí thông minh... Giắc Lơn-đơn đã sáng tạo nên một "tính cách thú" tuyệt vời, một "tính cách loài vật" hiếm có.

Trong văn học, người ta có nhân cách hóa loài vật, cho chúng nếp sống, hành động, suy nghĩ như người. Nhưng đó là chuyện xã hội loài vật với nhau (Ví dụ: "Dế Mèn phiêu lưu kí"). Ở "Tiếng gọi nơi hoang dã", tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lý con vật như diễn biến tâm lý của một con người.

Lơn-đơn đặt Bấc vào xã hội loài người, cho nó ứng xử như một con người thật sự. Khi Giôn Thoóc-tơn mất đi. Bấc trở về đời "hoang dã". Nó không có bạn, như con người không có tri kỷ. Con người không có tri âm thì đập đàn đi (chuyện Bá Nha - Tử Kỳ). Con Bấc mất Thoóc-tơn thì nó từ giã xã hội loài người.

Gấp trang truyện "Tiếng gọi. nơi hoang dã", một cảm nghĩ bàng bạc trong tôi bỗng hiện hình thành nhận thức: Con người là sinh vật siêu đẳng của Tạo hóa. Con người hãy sống cho đẹp hơn.