LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Bài văn hay giới thiệu về hội thi thổi cơm ở làng tích sơn

Bài văn hay giới thiệu về hội thi thổi cơm ở làng tích sơn

Dân làng tích sơn, trong kì hội đầu năm còn có tục thổi cơm thi. Với tục này, việc nội trợ được khuyến khích, việc bếp núc bao giờ cũng ở trong tay phụ nữ.

Nồi cơm dự thi mang tên một thanh niên, nhưng việc nấu nồi cơm lại do các bà, các cô trong làng đảm nhiệm.

Theo lệ làng, nhân ngày hội xuân, trai làng cho đến bôn mươi tuổi phải thổi mỗi người một nồi cơm, mang tới đình trình với các cụ và các quan viên. Không phải ai là người làng cũng được dự cuộc thi nấu cơm này, là người làng, nhưng phải là người đã vào làng, nghĩa là đã nộp lệ hương ẩm để ghi tên vào sổ làng, dân làng mới chấp nhận cho dự cuộc thi.

Thi thổi cơm có thể coi là tục lệ chính của ngày hội, mọi người đều chú ý tới và dân chúng các làng lân cận thường kéo nhau tới để chứng kiến cuộc thi này. Theo các cụ trong làng, gái quê không biết thổi cơm cho dẻo là đồ đoảng, đồ vứt đi.

Phải công nhận rằng dân làng tích sơn có nghệ thuật thổi cơm. Nồi cơm của họ chín, không bao giờ có cháy, lại gióc nồi một cách lạ lùng. Hơn nữa, cơm tuy ở nguyên trong nồi, nhưng lại chắc như cơm nắm. Có thể cả một nồi cơm đổ ra chỉ là một nắm cơm, một nắm cơm không có vỏ, người thổi đã khéo dụng công, khiến nồi cơm không bao giờ có lấy một mẩu cháy con. Muốn ăn cứ việc xắt ra từng miếng cơm rất thơm lại man mác mùi nhựa gạo. Cơm thổi bằng gạo tám thơm vừa dẻo, vừa ngon, cơm này ăn với giò lụa thật tuyệt!

Và cũng đáng khen các bà các cô thổi cơm ở chỗ thổi nồi cơm chín như vậy mà nồi không hề bén lửa.

Để thổi cơm dự thi, mỗi người đều mua một chiếc nồi đất mới, cơm thổi nồi đất không pha mùi kim khí của nồi đồng nồi gang, mới giữ