399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
BÀI LÀM
Gần đây trong khí thê" đổi mới đang nổi lên trong toàn xã hội, dư luận
và báo chí của ta đã có những biểu hiện nhằm khôi phục lại vị trí của Vũ Trọng Phụng, một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc giai đoạn 1930 - 1945. Một trong những việc làm có ý nghĩa lớn nhất là Tập truyện Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc với những tác phẩm mang tính hiện thực cao.
Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng có lần nói trong “Đáp lời báo Ngày nay” của Tự Lực văn đoàn, đã nói “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Và nhìn chung những người bạn của Vũ Trọng Phụng cùng chí hướng sáng tác dưới ánh sáng của quan niệm đó. Là một người “cùng chung chí hướng như Vũ Trọng Phụng; chính Nam Cao cũng đã nói lên suy nghĩ của mình khi hỏi về yêu cầu của một tác phẩm có giá trị: “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau dán, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa). Trong thời điểm này, chúng ta cần phải bàn cho thấu đáo về những điều mà Vũ Trọng Phụng và Nam Cao đã đưa ra. Việc làm đó sẽ mang lại nhiều điều bổ ích.
Trở lại Vũ Trọng Phụng với quan điểm sáng tác của ông, ý kiến của Vũ Trọng Phụng nêu trong báo Ngày nay của Tự Lực văn đoàn là một ý kiến thê hiện tập trung nhất quan điểm của phái hiện thực phê phán. Đê nêu lên quan điểm của mình, Vũ Trọng Phụng đã câu mang tính chất của hai vế so sánh. So sánh quan điểm của mình và quan điểm sáng tác của dòng văn học lãng mạn mà báo Ngày nay là một trong những cơ quan ngôn luận của nó. Chính nhà văn đà nói: “Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Vũ Trọng Phụng “muốn tiểu thuyết là sự thực Ở đời” tức là muôn nhân mạnh sự tôn trọng hiện thực của mình. “Sự thực ở đời” mà Vũ Trọng Phụng muốn nói chính là những gì đang xảy ra trong cuộc sống, những gì đập vào giác quan của nhà văn và có khi vùi dập chính cuộc đời của họ. Có lẽ ý kiến của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa như là sự cụ thể hóa “sự thực ở dời”. Những “sự thực ở đời” này là một cuộc sống bần hàn, khôn khổ của nông dân, của công nhân; sự nghèo hèn yếu thế của giai cấp tiểu tư sản lớp dưới, những công chức nghèo, thầy giáo, nhà văn... sự xa hoa phè phơn, đã man, độc ác, thám hiểm... của tất cá các tầng lớp thống trị áp bức. bóc lột nhân dân mà Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là một trong những thành viên cùa cuộc đời đó, cũng đã lặn ngụp trong bầu không khí đó. Ý muôn của Nam Cao là mong rằng “sự thực ở dời” phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mè, vừa đau đón lại vừa phân khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Phải chăng Nam Cao muôn nói tới yêu cầu phản ánh văn học. Cái đẹp là cái lớn lao, mạnh mẽ, lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Văn học mà ca tụng những điều đó chính là ca ngợi cái đẹp ở đời, cái đẹp trong cuộc sống , những gì phản ánh trong tác phẩm văn học phải là “sự thực ở đời”
đó là thiếu. Nếu những gì không chân thực thì sẽ không có tính thuyết phục cao. Secnưsepxki đã nói “cái đẹp là cuộc sống”. Có lẽ quan niệm của nhà văn hiện thực phê phán cũng gần nghĩa với câu nói đó chăng? Nam Cao còn nói tới sự “đau đớn”, “phấn khởi” được biểu hiện trong tác phẩm văn học có giá trị. Ông muốn cái yếu tố “lạc quan” phải được đặt trong cả hoàn cảnh “đau đớn”. Nam Cao và bạn bè cùng chí hướng của ông có làm được điều đó không? Quan điểm suy nghĩ đó là một hình thái ý thức không mây khi tách rời với việc làm, hành động. Nhưng không bao giờ nó thể hiện được trọn vẹn. Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. , mong muôn, nhưng khi đưa ra những mong muôn đó vào trong tác phẩm văn học của mình lại vấp phải những vướng mắc mà chính họ không thể gỡ ra được.
Câu nói của nhân vật Điền trong truyện ngắn Trăng sáng là một biểu hiện hai mặt mà ta vừa nói ở trên: “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”. Suy nghĩ này lại một lần nữa khẳng định quan điểm sáng tác của Nam Cao và những gì chất chứa trong ông. Là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng được sáng tác do cái nhìn của người nghệ sĩ, nó được biểu hiện lên nhờ đặc trưng hình tượng nhằm phản ánh cuộc sống bao nhiêu biến động của nó. Câu nói trong Trăng sáng sao mà đau xót thế, đau xót đến ứa nước mắt “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Phải chăng là cái đêm trăng rất sáng ấy, Điền cũng như Nam Cao đã nhận ra cái phũ phàng của cuộc đời hiện tại, thấy rõ những gì mình đã trải qua và đang chịu đựng. Cuộc đời đen tôi trong Trăng sáng dường như được hé mở ra trong giây lát vì sự nhận ra rằng “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Cái đau xót nhất là Điền nhận ra cái giá của cuộc đời, nhưng cũng là niềm vui khi hiểu ra rằng chính mình sẽ hứng chịu những gi va đập của cuộc đời. Không chấp nhận sự lừa dôi của nghệ thuật với một thái độ mạnh mẽ, ngược lại, trong lời phản bác ấy lại mang vẻ một niềm khổ đau, lo sợ một cái gì rất khó nói trong lòng của con người. Hai chữ “không cần” và “không nên” được đưa ra chứ không phải là “không” và “không được”. Cái vế thứ hai trong câu nói phần nào nói lên cái mặt thứ hai đã nêu trên “nghệ thuật chí có thể là tiếng đau khổ kia, thóat ra từ những kiếp lầm than”. Công nhận chức năng biểu hiện của nghệ thuật nhưng sao Nam Cao chỉ thấy nghệ thuật trong tiếng đau khổ của những kiếp lầm than? Chưa đủ để nói rằng nghệ thuật là như thế. Hay nói khác đi nghệ thuật là như thế nhưng không chỉ là như thế.
Nghệ thuật hiện ra theo quan điểm, quan niệm của các nhà văn hiện thực phê phán nhìn chung là thông nhất. Nhưng có điều nó bị làm thay đổi khi các nhà văn theo kinh nghiệm và tiếp xúc với chính con đẻ của mình: những tác phẩm văn học mà họ tâm đắc.
Quan điểm mà Vũ Trọng Phụng, Nam Cao làm cho ta thấy một điều:
tất cả các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực phê phán điều đổ cao hiện thực, đòi hỏi tính chân thực của tác phẩm phải đưa lên hàng đầu. Suy nghĩ của Nam Cao trong Dời thừa đi từ ba chức năng cơ bản của văn học. Một tác phẩm cần phải có những điều kiện đó mới có giá trị, có nghĩa là nó phải có được ba chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Với chức năng của mình, văn học nhận thức giúp con người được nhận thức về cuộc sống xã hội, về con người xã hội. Bất chấp hạn chế về không gian và thời gian, văn học làm cho con người được mở rộng tầm nhìn trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Bản chất của cuộc sống được đưa ra trong hệ thông hình tượng và lời lẽ triết lí của nhà văn. Tuy nhiên, văn học chỉ giáo dục con người thông qua hình tượng, chứ không phụ thuộc vào lời lẽ suông của nhà văn. Qua đó con người nhận thức được cuộc sống và thấy được: “cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phân khởi ở ngoài đờí”. Văn học mang đến cho người đọc về “lòng thương, tình bác ái, sự công bình...”, những cái đẹp ở đời. Đặc biệt qua văn học, con người có thể tự nhận thức được bản thân mình. Con người có thể nhìn thấy những gì tốt, xâu trong cá nhân mà sửa chữa, hoàn thiện mình dần dần mà nhiều khi chính mình cũng không ý thức nổi.
Nam Cao đã cho rằng những biểu hiện trên trong một tác phẩm có giá trị phải “làm cho con người gần người hơn”. Tại sao vậy? Như đã nói, văn học cần phải mang cái đẹp đến với đời tức là đến với người đọc. Với những thuộc tính cơ bản là cái thật, cái thiện, cái cao cả, cái đẹp giúp con người nhận thức cuộc sống với những mặt cơ bản của nó. Cái đẹp giúp con người “thanh lọc” bản thân mình (Aristôt). Biết hướng tới những gì là thực, là thiện, là cao cả, con người sẽ căm những ai phá hoại, chà đạp cái đẹp mà mình vein tôn trọng. Con người phân biệt được tốt, xâu, thiện, ác; anh hùng, đê hèn... biết sáng suốt trong cách nhìn đời, nhìn người. Họ có thể nhìn thấy những tấm lòng đồng điệu với lòng mình. Con người trở nén là người hơn. Qua những biểu hiện đó con người gần nhau hơn. Con người chỉ gần nhau khi trong họ không có sự bất đồng quan điểm, không có sự phàn biệt về quyền lợi. Tắt đèn đã miêu tả rất đúng tình cảm của bà lão hàng xóm trước tình cảnh nhà chị Dậu với bao biến cố, đau thương, đói khổ. Chi có những tấm lòng như vậy mới đến với con người hoạn nạn một cách thực sự. giúp đỡ bằng những gì mình có trong cái cảnh “trời đất tối tăm”.
Văn học không thể tách rời cuộc sống. Một nhà văn đã nói: không yêu cáu ãn học phải sao chép y nguyên cuộc sống “như người thư kí trung thanh của thời đại” (Banzac), nhưng nhà văn phải luôn miêu tả cuộc sống với những bản chất căn bản của 11Ó. Không bao giờ văn học được quyền xa rời với những cái thực của đời.
Vũ Trọng Phụng đã nói với những người thuộc dòng văn học lãng mạn: “Các ông muốn tiểu thuyết cử là tiểu thuyết”. Văn học lãng mạn chủ trương thoát ra khỏi hiện tại, chỉ sống với cái “tôi” đô làm “buồn sầu, điên loạn”. Những văn thơ của những cây bút lãng mạn tràn một
nỗi lòng cô đơn, chán nản, bơ vơ:
[Iăy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa.
Trong khi họ muốn, “chắn néo xuân sang” bằng hoa tàn, cỏ úa đê sông một mình với cái “tôi” thì nhà văn hiện thực phê phán lại bước vào đời để sống hòa với những tâm hồn đau khố, khôn cùng. So với văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán có nhiều tiến bộ vượt xa. Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là những người đại diện đó. Nhưng nếu họ thực hiện đầy đủ những yêu cầu như Nam Cao đã nêu trong Đời thừa thì có lẽ văn học hiện thực phê phán đã có được những kết quả toàn diện. Thường thì trong các tác phẩm văn học, do các nhà văn hiện thực phc phán sáng tác, ta thấy các yêu tô “vừa đau đớn lại vừa phấn khởi” không được thông nhất. Chỉ thấy trong tiếu thuyết những mảng đời đen tỏi, đau xót những con người bị tha hóa, việc làm và suy nghĩ không phải là một. Những con người không có lối ra được giăng dây trong tác phẩm; Trăng sáng của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng cua Nguyễn Công Hoan... Cuộc đời của Điền, chị Dậu, anh Pha... chưa được giải quyết thâu đáo, định mệnh luân hồi của đời khắc nghiệt như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao? Và trong Sống mòn người ta vẫn cứ xa nhau, vì miếng cơm manh áo, vẫn sông như những con vật biết suy nghĩ để mà tự dày vò, dằn dặt bản thân mình? Sự tôn trọng sự thật là một điều căn bản nhưng cần phải “miêu tả chân thực hiện thực trong quá trình phát triển cách mạng của nó” thì văn học hiện thực phê phán chưa làm được. Đứng ở vị trí giai cấp tiểu tư sản lớp dưới, nhà văn hiện thực phê phán chưa nhìn thấy được sứ mệnh của người cầm bút trong cài thời mà thực dân Pháp đang giẫm đạp, áp bức nhân dân. Chỉ viết với cái nhiệt tình phê phán, nhiệt tình phủ định mà nhà văn chưa thấy việc phải gợi lên một niềm tin cho con người ở những thất bại, mất mát tạm thời mà con người Có thể lấy lại được.
Hạn chế của những nhà văn hiện thực phê phán đã được văn học cách mạng thời kì 1930 - 1945 và sau này là nhà văn học hiện thực xã hội chu nghĩa khắc phục và hoàn thiện.
Có lẽ ta cần phải hiểu rõ về văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945 để làm sáng tỏ việc thắc mắc về đường lôi, quan điểm sáng tác của văn học thời nay. Theo tôi nghĩ với một số ý kiến cho rằng văn học ngày nay đang có đà sáng tác theo phương pháp hiện thực là đúng. Việc tìm ra những cái chiêu hoàn thiện trong xã hội ngày nay là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đã qua đi rồi cái thời nhà văn sáng tác thơ cảm hứng chung chung theo những yêu cầu của tình hình chính trị - thời sự. Thời đại của những thập kỉ này, khi cái thiện không phải khi nào cũng thắng cái ác thì việc chỉ ra những điều đó là cần thiết lắm chứ. Sự xuất hiện của những cường hào mới trong xã hội, núp dưới danh nghĩa tập thể mà tham ô, ăn bám... có gì khác những nghị Quế, nghị Hách của thời xưa. về
hình thức biểu hiện thì hoàn toàn đúng nhưng có điều những con người gọi là “cường hào mới” chỉ là rơi rớt lại từ thời cũ cái tư tưởng quen áp bức, bóc lột người, ở bọn họ cái xấu không phải là bản chất. Cho nôn việc đưa ra những cái xấu, vạch trần những hiện tượng trái luân thường đạo lí là cần thiết, để xây dựng lại từng con người trong mỗi con người. Sự xuất hiện của những việc làm trái với cái đẹp đã gây biết bao sự lo lắng, hoang mang trong quần chúng, cần phải thấy được những điều đó chỉ là nhất thời, có thể giải quyết được. Và văn học thời đại ngày nay sẽ là người giữ trách nhiệm vinh quang nhưng hết sức khó khăn.
Đừng nên cho rằng xu hướng sáng tác mới này là tách rời với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vì nó muốn đem lại một mục đích cuối cùng là nhằm cải tạo và hoàn thiện cuộc sống. Việc xem xét những suy nghĩ và quan điểm của Vũ Trọng Phụng, của Nam Cao đem lại cho ta cái nhìn đúng đắn khi đánh giá các tác phẩm văn học, kể cả ngày mai. Đồng thời thấy được sứ mạng quan trọng của nhà văn trong thời gian hiện nay.
Nam Cao có cái hơn Vũ Trọng Phụng là được sông sang cái thời kì sau Cách mạng. Ong đã phần nào sửa nốt những thiếu sót của mình trong Dôi mắt... và nhiều truyện ngắn khác nữa. Khép lại một thời kì văn học, người ta hay nhỞ tới những cây bút chính và quan điểm sáng tác của họ. Khép lại một thời kì văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, ta không thê quên Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... và suy nghĩ: “Muôn tiêu thuyết là sự thực ở đời”. Đi theo quan điểm ấy, văn học ngày nay tiếp tục sáng tác nhưng nâng cao lên bằng sự lí giải, so sánh, đánh giá.. Và căn bản nhất là văn học ngày nay mở ra một con đường mới, sáng sủa hơn trước, khác xa với con đường những năm 1930 - 1945 trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong suy nghĩ sâu xa của bản thân, xuất phát từ sự chiêm nghiệm thực tế P.M. Đôxtôiepxki văn hào Nga đã nói: “Cái đẹp sẽ cứu vãn thế giới”. Phải chăng cái đẹp đã và đang đưa con người vươn tới ở phía trước mà điều đó thì thế hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học kể từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.