LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Miêu tả
  • Ý nghĩa với bài văn miêu tả con đường quen thuộc

Ý nghĩa với bài văn miêu tả con đường quen thuộc

Đề bài: Ngày ngày được đi học trên con đường quen thuộc. Em hãy tả lại con đường ấy.'Rồi cuộc sống phát triển, để đảm bảo cho lợi ích lớn của con người, đường làng được nâng cấp mở rộng trở thành đầu mối giao thông quan trọng...'

Bài làm

Mỗi ngày hai buổi, cứ đi về trên con đường làng quê em, em cảm thấy như nó rất đỗi quen thuộc đối với mình, đến nỗi bây giờ nhắm mất, em vẫn có thê nói được hai bên đường có những gì.

Con đường rộng bốn mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với cấc xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùa trái cây đang độ đầu mùa, mùa lúa đã lên đòng, mơn mởn, mùi sữa non theo gió lan toả, ngát dịu đâu đây, hương hoa đống nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cam thây dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày lao dộng ở ngoài đóng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô gái gánh nước tưới rau bén đường, bác nông dân vác cày đi vềtrong hoàng hớn đượm màu tím đo. Phía Tây, mặt trời dán khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, ông cha đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm với máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải bao năm tháng dãi dầu, thăng trầm cuộc sống, con đường làng vẫn lặng  23 im chịu đựng như là nhân chứng chơ mọi biến cố lịch sử đã trải qua. Bao lớngười ra đi, sinh sôi và giã biệt cuộc sông để bảo vệ quê hương, đất nước và để bảo vệ chính ngôi làng yêuquý - nơi chôn rau cắt rốn của mình mỗi khi có nạn ngoại xâm đe doạ.

Rồi cuộc sống phát triển, để đảm bảo cho lợi ích lớn của con người, đường làng được nâng cấp mở rộng trở thành đầu mối giao thông quan trọng cho cuộc sông, nôi liền vùng này đến xứ nọ, con người với con người, con người với thiên nhiên vô tận.

Con đường làng ngày nay đã khác xưa, đâu còn "Cây đa, bến nước, sân đình" mà thay vào đó là nhà cửa khang trang, mái ngói đỏ tươi, vườn hoa và cây trái sum suê xanh tốt, mặt đường rải nhựa, sỏi nhỏ, có đường dây điện ngang dọc. Con đường làng bây giờ hiện đại, trẻ trung lắm, đến độ khó tìm lại được nguyên vẹn dấu vết cổ xưa, và hương vị hoang sơ của nó từ lâu cũng đã lùi dần vào dĩ vãng. Nhưng với tôi, con đường mãi mãi trong tâm trí.