LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Bình giảng
  • Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề: Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. 'Đặt trong hoàn cảnh những năm bôn mươi khi bài thơ ra đời, đó không phải là lẽ sông và ý tưởng tiến bộ của những dâng nam nhi hay sao?'

BÀI LÀM

Rung động sâu xa về một cuộc chia tay da diết và đằm thắm tình đời, tình người đã thôi thúc nhà thơ Thâm Tâm viết bài thơ “Tống biệt hành”. Bởi thế, mà giọng thơ như gợi nhớ về những điều gì đã xa của quá khứ, để lại trong lòng người những ấn tượng khôn nguôi.

Chia li! Đó là điều đã và sẽ xảy ra trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi thế mà đề tài “Tống biệt” không phải là đề tài xa lạ đôi với chúng ta. Thi hào Nguyền Du xưa đã từng viết rất hay về những cuộc tiễn đưa, Thâm Tâm đã nói lên một tiếng thơ riêng - một điệu hồn của một thi sĩ chắc đã từng có những cuộc chia lìa da diết và xót đau trong cuộc đời:

Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng.

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Những câu thơ đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, khó tả. Có lẽ người ta cảm thấy buồn nhiều hơn. Cảm xúc buồn cũng toát lên từ những câu thơ, những hình ảnh gợi lên cảm giác. Cả

đoạn thơ là một chữ “không” và những dấu hỏi (? ) “Không dưa qua sông"', “không thắm” “không vàng”... khắc họa một cảm giác gần như chơi vơi rợn ngập trong lòng. Có cái gì dó vừa như là thực, vừa huyền hô, hư ảo. Rõ ràng, “dưa ngươi ta không dưa qua sông” mà sao “có tiêng sóng ở trong lòng”. Câu thơ đã xác định rõ ràng khoảng không gian của cuộc tiễn đưa, người đọc hình dung cuộc tiễn đưa đó đang diễn ra trên khoảng không gian ấy. Nhưng đây là không gian trong lòng người. Thời gian cũng được xác định nhưng đó cũng là thời gian của lòng người: “Bỏng chiều không thắm, không vàng vọt - Sao đầy hoàng hôn trong mắt  trong? ”. Lại một lần “không” và câu hỏi vẫn chưa được xác định. Nhưng nếu người đọc để’ ý, phát hiện và nắm bắt được những điều huyền diệu ẩn chứa trong tình cam con người thì sẽ thấy tác giả nói vậy là rất hợp logic tâm lí của mỗi con người.

Một lần, “không” hai lần “không” và những câu hỏi đầy nghi ngừ chưa được giải đáp đổ rồi chỉ nói một chữ “có”.

Không có bôn sông, không có bóng chiều vàng vọt, nhưng lại có tình người da diết và đằm thắm khôn cùng. Có biết bao nhiêu điêu muốn nói đằng sau những từ “không” ấy. Có cái gì nhói lên thật xót đau trong lòng người ra đi và người ở lại. Bởi thế, họ mới tìm thấy “hoàng hôn” trong mắt nhau. Những nét buồn ánh lên trong mắt. Nỗi đau cứa chia li dà làm cho con người chơi vơi, đưa người ta vào một trạng thái tâm trạng lơ lửng. Chỉ biết “đau” và cảm thấy “đau”.

Phải chăng cuộc chia li quá bất ngờ đối với mỗi người nên một lân nữa người ta phải xác định cảm xúc của mình.

Đưa người, ta chỉ dưa người ấy Một giã gia đình, một dửng dưng...

Đúng “ta chỉ đưa người ấy”. Chỉ có một người ra đi nhưng chưa biết là ai và chưa biết người ấy đi đâu. Chỉ biết rằng “người ấy” đã tạm biệt gia đình và “một dửng dưng”. Người đọc cảm. thấy như vừa hụt hẫng một cái gì chứa đựng trong lòng người ra đi. Sự “dửng dưng' khi không phải là tâm trạng lúc này của người ra đi. Có một nỗi đau đớn trong lòng riêng họ đã tạo nên tư thô “dửng dưng” cho mình để nén ghìm nỗi đau. Con đường ra đi không định và chính “người ấy” cũng không biết. Nhưng “người ấy” ra đi với một quyết tâm lớn:

Chí lớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại.

Đến đây có nhiều ý kiến cho rằng “người ấy” chính là người chiên sĩ ra đi tìm đường cứu nước. Tôi cho rằng ý kiến đó không hoàn toàn đúng, bởi không có một cơ sở nào để khẳng định như thế. Người đi tác giả không nói rõ. Và chi biết rằng “người ấy” ra đi với quyết tâm lớn là thực hiện được “chí nhớn” của mình. Rất có thế “người ấy” ra đi để tìm tới một cuộc sống mới, một cuộc sống tươi sáng hơn cuộc đời mà anh ta đã  sông. Đặt trong hoàn cảnh những năm bôn mươi khi bài thơ ra đời, đó không phải là lẽ sông và ý tưởng tiến bộ của những dâng nam nhi hay sao? Nhưng có điều conđường tiên tới tương lai (lôi với họ còn mờ mịt, chưa xác định. Họ chấp nhận chia li; họ quyết tâm nhưng không phải họ buồn không đau. Hai chừ “li khách” và dấu chấm than (! ) dằng sau vừa nói lên nỗi đau cua sự chia li, vừa nói lên sự quyết tâm một cách dứt khoát. Cũng như người ra di trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Người ra di dầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi dầy.

“Người ấy” ra đi với một tâm trạng buồn khôn xiết, với mỗi nỗi đau.

Ta biết người buồn chiều hôm trước Bây giờ mùa hạ sen nở nốt Một chị, hai chị, cùng như sen Khuyên nốt cm trai dòng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hỏm nay:

Giời chưa mùa thu, tươi thắm thay,

Em nhỏ ngây thơ dôi mắc biếc Gói tròn thương tiếc chiếc khăn Lay...

Đây là cuộc tiễn đưa thật cảm động và xót thương. Nỗi xót xa cứ dâng ngập trong lòng người ra đi và người ở lại. Hình ánh những người chị như những đóa sen cuối hạ của một miền quê lam lũ và đứa em gái ngây thơ với chiếc khăn tay cứ lần lượt hiện ra trong tâm trí của người ra đi, nhói lên trong tâm hồn người ấy một nỗi xót xa vô hạn. Và vẫn biết ra đi là phải chấp nhận những đắng cay, những xót xa và phải trả giá đắt cho cuộc ra đi của mình; nhưng “người ấy” vẫn quyết tâm cho đến cùng. Sự ra đi của người ấy cứ gợi lên trong lòng người đọc liên tưởng đến chàng Kinh Kha thời Chiến Quốc “một di không trở lại”, “ra đi không vướng thê nhi”.

Sự ra đi càng bất ngờ, người ra đi càng quyết tâm bao nhiêu và nỗi đau được nén ghìm lại thì cuộc ra đi càng tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Người ớ lại mặc dù đau xót và nhớ thương nhưng cũng không cản trở người ra đi thực hiện “chí nhớn”. Những người chị đã “khuyên em trai” trong tiếng nấc xót xa. Và đứa em nhỏ “ngây thơ dôi mắt biếc” trao cho anh chiếc khăn kỷ niệm. Rõ ràng là cả người đi và người ớ lại đều phải chấp nhận những đắng cay, tiếc thương nhưng không ai ngăn cản công việc cùa ai. Mỗi người một phương đau xót nhưng họ điềm nhiên chấp nhận:

Người đi, ừ nhỉ, người dì thực!

Dường như từ nay nỗi đau chia li đã đẩy con người vào trạng thái nửa như mơ, nửa như tính và không định. Đến bây giờ, người đi, đi thật rồi người ớ lại mới giựt mình, bàng hoàng “ừ nhí”, “người di thực”. Câu thơ thốt lên trong một trạng thái tâm hồn xiết đau. Người ở lại vừa như bừng tỉnh một cơn ác mộng. Tất cả những gì vừa diễn ra lại trở về nén ghìm trong nỗi buồn đau của người ra đi.

Mẹ thà coi như chiếc lá bay.

Chị thà coi như là hạt bụi Em thà coi như hơi rượu say.

Người đi dường như xác định được trước tất cả những gì đã xảy ra. Và “người ấy” đã đe lại sau mình những nỗi buồn đau đổ ra đi với một tâm trạng khôn nguôi. Hai chữ “thà coi” được nhắc đi nhắc lại ba lần với ba lần, nhắc đến “mẹ”, đến “chị”, đến “em” một lần nữa lại khẳng định quyết tám ra đi của “người ấy”. Mẹ nhắc đô"n thoáng qua, chị thoáng qua, em thoáng qua để rồi “thà coi” như “hạt bụi”, như “lá bay” rồi như tiếp “hơi rượu say”. Tôi cho rằng đây là một cách nói của người ra đi cụ thể là của tác giả Thâm Tâm để ghìm nén nỗi đau lại, để tâm hồn thanh thản ra đi nuôi dưỡng “chí nhớn” của mình. “Thà coi” là như thế, thà chấp nhận là như thế còn hơn chịu mãi một nỗi đau; chí lớn không thành.

Ta biết người ra đi trong bài thơ có một khát vọng rất chính đáng và cao đẹp. Người ấy nuôi dưỡng hi vọng thực hiện được khát vọng đó một phương trời xa nào đó.

Bài thơ đã kết thúc ở trong nỗi đau được ghìm nén và sự quyết tâm ra đi của “người ấy”. Âm hưởng của bài thơ vần còn đọng lại trong tâm hồn người đọc. Người đọc cảm thấy được cả nổi đau của sự chia li. Song sự quyết tâm một cách dứt khoát của người ra đi cũng đủ đê cho người đọc đương thời và hôm nay tin tưởng rằng trong cuộc đời thực của mỗi người sẽ có những cuộc ra đi như thế và đã có những thành công trở về.

Bài thơ viết theo thể “hành”, tạo được không khí ồn định, nhưng nội dung lại mang sắc thái rất mới mẻ độc đáo, ghìm nén nỗi đau lại, để tâm hồn thanh thản ra đi nuôi dưỡng “chí lớn” của mình. “Thà coi” là như thô, thà chấp nhận là như thế còn hơn là chịu mãi một nỗi đau: chí lớn không thành. Ta biết người ra đi trong bài thơ có một khát vọng rất chính đáng và cao đẹp. Người ấy nuôi dưỡng hi vọng thực hiện được khát vọng đó ở một phương trời xa nào đó.

Bài thơ đã kết thúc ở đây, trong nỗi đau được kìm nén và sự quyết tâm ra đi của “người ấy”. Âm hưởng của bài thơ vẫn còn đọng lại trong tâm hồn của người đọc. Người đọc cảm thấy được cả nỗi đau của sự chia li. Song sư quyết tâm một cách dứt khoát của người ra đi củng đủ để cho người đọc đương thời và hôm nay tin tưởng rằng trong cuộc đời thực của mỗi người sẽ có những cuộc ra đi như thế và đã có những người thành công trở về.

Bài thơ viết theo thê “hành” vừa tạo được không khí cố kính, mang lại sắc thái rất mới mẻ, độc đáo. Cho nên hôm nay, có lõ sự quyết tâm ra đi thực hiện “chí lớn” của “người ấy” trong bài thơ Tống biệt hành vẫn còn có ý nghĩa với mỗi con người chân chính.