LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

Bình giảng bài thơ Vịnh Năm canh thông qua các khổ thơ dưới đây. Đây là một bài văn bình giảng khá hay được mình sưu tầm, trong bài có một số sai xót về chính tả thì mong máy bạn thông cảm nha.

Tấp tểnh trời vừa mọc Đẩu tinh,

Ban khi trống một mới thu canh.

Đẩu nhà khói tỏa lổng sương hạc,

Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.

Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

Dâng hương kè nọ nện chày kình.

Nhà Nam nhà Bắc đểu no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái hình.

Lê Thánh Tông

(Trích Hổng Đức Quốc Âm thi tập”) Bình giảng bài thơ "Vịnh năm canh"

(Canh một) của Lê Thánh Tông.

Bài làm

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là ông vua tài giỏi đã xây dựng một vương triều thịnh vượng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ lớn cùa đất nước ta trong thế kỉ XV, đã cùng với các danh thần - thi sĩ trong ‘Tao Đàn nhị thập hát tú ” xây dựng và phát triển nền thi ca dân tộc bằng chữ Nôm lên một bước mới. Tiếp nối "Quốc ám thi tập ” của úc Trai, "Hồng Đức quốc ám thi tập” của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn là một thành tựu thi ca xuất sắc làm rạng rỡ thêm nền văn hiến Đại Việt.

"Vịnh núm canh” là chùm thơ liên hoàn 5 bài, mỗi bài vịnh một canh, từ canh 1 đầu hôm đến canh 5 trời sáng. Đây là bài thơ "Vịnh canh một”-, đêm 5 canh, canh một bát đầu từ chập tối. Không gian cảnh vật được nói đến trong chùm thơ này là cảnh vật thôn dã êm đếm nơi làng quê thuở thanh bình dưới thời Hồng Đức. Cảnh đêm được nói đến là một đêm thu yên vui thanh tĩnh: "Đầu nhà khói tòa lổng sương hạc...”, 'Trên không lác đác tuyết hay hoà” (canh 3), 'Trời lác đác vè sao thưa” (canh 4), "Nguyệt đầu non treo chênh chếch - Sương mặt đất ướt đầm đầm” (canh 5) .. Chọn thời điểm một đêm thu đẹp, yên vui thanh bình, thi sĩ đã nhìn nhận và phát hiện ra bao cảnh sắc nên thơ, bao nét đẹp của con người trong tâm hồn, trong cuộc sống.

Dấu ấn của chùm thơ "Vịnh năm canh” là ở thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nét vẽ nào cũng mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng, tả ít mà gợi nhiều, đầy ấn tượng. Đêm dần trôi đi, thời gian trong từng canh nhè nhẹ trôi dần qua. Chi tiết nghệ thuật được lựa chọn miêu tả rất tinh tế. Canh một bắt đầu lúc chập tối. Trên bầu trời cao thăm thẳm mênh mông, sao Bắc đẩu mỗi lúc một thêm sáng. Cùng vừa lúc ấy tiếng trống thu canh vang lên từ một chòi canh xa đưa vẳng lại. Ánh sáng Bắc đẩu, âm thanh tiếng trống thu canh ấy gợi lên một cuộc sống thôn trang vô cùng yên vui:

'Tấp tểnh trời vừa mọc Đẩu tinh,

Ban khi trống một mới thu canh."

Khoảnh khắc êm trôi, thời gian của canh một dần trôi qua. Thoáng hiện gần xa là “đẩu nhà” cókhói tỏa" mờ mò, quyện vào, lồng vào màn "sương hạc” mơ màng, trắng mỏng, nhè nhẹ. Có tiếng “chim gù” ẩn trong tán lá xanh. Khói lan từ những mái bếp tỏa ra, tiếng chim trống mái đang gù trong lá xanh, nơi sườn non cũng cho người đọc liên tưởng đến một cuộc sống ấm no, sum họp dưới một mái ấm hạnh phúc gia đình:

"Đầu nhà khói tòa lổng sương hạc,

Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.”

Tường như thi sĩ đang lắng nghe tiếng chim gù, đang mơ màng nhìn làn khói bếp tỏa ra, quyện vào, lồng vào màn sương bạc. Thiên nhiên, tạo vật được nói đến cũng là thế giới con người, mang hơi ấm và sinh hoạt con người. Cảnh vật hiện lên cùng không kém phần thơ mộng: Màu "hạc" cùa sương khói, màu "xanh” của lá, âm thanh của chim "gù”. Nhà thơ đã hòa nhập vào thiên nhiên và cuộc sống mới cảm nhận dược chất thơ cùa cảnh vật thấm bao tình người như vậy.

Một tiếng mõ cá nổi lên từ một điếm canh đưa lại, nhà thơ như chợt tỉnh, khẽ hỏi “kìa ai". Cuộc sống yên ổn của làng quê, trật tự của một xã hội, một vương quốc thịnh vượng được biểu hiện qua tiếng mõ cá bình dị đó. Nhân dân ấm no, lòng người hướng thiện. Nén hương tỏa mùi trầm, một tiếng chuông chùa ngân đưa trở nên gần gũi, thân thiết với bao tâm hồn trong xóm thôn. Canh một đang trôi qua trong âm thanh của tiếng mõ cá, của tiếng chày kình thân thuộc, đáng yêu:

'Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

Dâng hương kè nọ nện chày kình"

Ngoài việc mượn âm thanh, lấy mõ cá, chầy kình để tả tĩnh, làm nổi bật khống khí yên bình, yên vui của làng quê dưới thời Hồng Đức, tác giả còn muốn khảng định một chân lí lịch sử: ổn định chính trị, trật tự xã hội là điều kiện để nhân dân được sống trong yên vui hạnh phúc lâu dài. Câu thơ Ương phần luận đã phản ánh một nét đẹp hiện thực về đời sống văn hóa của nhân dân ta trong thời Lê Thánh Tông.

Kết thúc bài thơ “Canh một", tác giả biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước quê hương:

“Nhà Nam nhà Bắc đêu no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái hình."

Trước đó mấy chục năm, úc Trai từng mơ ước: “Dẽ có ngu cấm đùn một tiếng - Dân giàu đù khắp đòi phương ". Dưới triều đại Hồng Đức ước mơ xưa của úc Trai đã thành hiện thực. Không chỉ lác đác vài gia đình “no mặt” mà là “nhà Nam, nhừ Bắc", tất cả mọi gia đình khắp muôn dân “đều no mặt". Chữ “đều" và chữ “cùng” trong văn cảnh khẳng định một xã hội, một đất nước thanh bình, ấm no, hạnh phúc, yên vui. Khúc thái bình được mọi nhà, mọi người “cùng ca”. Niềm vui tràn ngập lòng người. “No mặt” là một cách nói bình dị diễn tả hai khái niệm: No ấm và vui sướng. “Lừng lẫy" trong câu thơ có nghĩa là reo lên, vui lên. Có thể nói hai câu kết thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào của nhà thơ ca ngợi cuộc sống, ca ngợi triều đại Hồng Đức thịnh trị, khi cả đất nước và dân tộc sống trong ấm no, hạnh phúc, thanh bình. Lê Thánh Tông là một ông vua đã nêu cao tấm gương sáng chói hết lòng vì nước vì dân:

“Lòng vì thiên hạ những sơ âu,

Thay việc trời dám trễ đáu.

Trông dời canh còn đọc sách,

Chiếng xế hóng chừa thôi chầu..."

(“Tự thuật -Lê Thánh Tông)

Lê Thánh Tông đã đi vào lịch sử dân tộc và tâm hồn nhân dân như một bậc minh quân, thánh đế làm vẻ vang cho đất nước. Đọc bài thơ “An Bang phong thổ” bằng chữ Hán, ta cảm nhận sâu hơn cảnh thái bình được nói đến trong “Vịnh năm canh":

“Đất nhiều cá muối dân no đủ,

Ruộng thiếu hoà mầu, thuê nhẹ nhàng.

(...)

Hòa hình hưởng mãi dân vui vẻ Hơn hôn mươi năm sống dễ dàng”

(Bản dịch Hoàng Việt thi tuyền)

Chùm thơ “Vịnh nám canh” chỉ có bài “Vịnh canh một" là thất ngôn bát cú Đường luật, 4 bài còn lại đểu là thất ngôn xen lục ngôn. Cảnh vật và con người được nói đến trong “Vịnh năm canh" là cảnh vật đất nước ta, con người Việt Nam ta. Các chi tiết nghệ thuật là màu sắc hay âm thanh, là cao hay thấp, xa hay gần đểu được lựa chọn tinh tế. Bút pháp ước lệ tượng trưng mà giàu hiện thực đã phản ánh một xứ sở, một xã hội trong đó nhân dân làm nghề nông có đời sống vật chất no ấm, đời sống tinh thẩn phong phú yên vui. Ánh sáng sao Bắc đẩu, ánh sáng của bầy đom đóm (canh 2), tiếng trống thu canh, tiếng mõ cá, tiếng chày kình, tiếng vạc kêu, tiếng gà gáy ... tất cả những màu sắc, âm thanh, cảnh vật ấy rất gần gũi, thân thuộc với tâm hổn mỗi chúng ta. Đậm đà nhất là tình người. Ai cũng được sống yên vui, no ấm trong thanh bình. Tiếng Nôm đi vào bài thơ rất thuần thục, gợi lên cảm xúc đậm đà, nhè nhẹ của mối tình thôn dã vơi đầy. Cảnh vật thoáng hiên theo bước đi của thời gian, từ từ trôi, êm ái mơ màng ... Và tiếng chim gù kia như dẫn hồn ta chìm vào mộng tường một thuở “mây trăm năm thấp thoáng mộng hình yên" (Hoàng Cầm).

“Vịnh năm canh"  đẹp như một bức tranh cổ của nhà danh họa vẽ cảnh đêm thu làng quê Việt Nam hơn 500 năm vé trước, hay như một “ca khúc thái hình" đang vọng theo thời gian năm tháng. Con người như đang chìm trong mộng tưởng của ấm no, yên vui, thanh bình. Khúc ca mà thi sĩ Tao Đàn đã ngân lên là tiếng hát ngàn năm của nền văn hiến Đại Việt lâu đòi và rực rỡ.