LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kể chuyện
  • Truyện ngắn lũ trẻ đã lớn của Margaret Hill

Truyện ngắn lũ trẻ đã lớn của Margaret Hill

Lũ trẻ không phải lúc nào cũng tới nói thẳng với chúng ta, bố mẹ chúng, là chúng đã qua tuổi ấu thơ rồi. Thay vào đó, chúng có những cách nho nhỏ rất láu cá để nhắc chúng ta rằng “bọn con đã lớn”, nhưng những cách thức bất ngờ đó cũng thể hiện rất rõ rằng chúng chưa hoàn toàn là “người lớn”.

Ví dụ, khi Tom 17 tuổi, nó xin được việc làm thêm ở một siêu thị. Công việc này đòi hỏi Tom phải dậy từ 4h sáng để lau dọn trước giờ siêu thị mở cửa. Tôi luôn cảm thấy “tội lỗi” vì không chuẩn bị kịp bữa sáng cho nó. Nhưng nó cứ khăng khăng rằng nó không muốn ăn sáng, thực ra, tôi nghĩ nó không muốn tôi phải dậy sớm cùng nó làm gì.

Một buổi đêm, vì quá thương Tom, tôi dậy làm bánh gatô cuốn để nó ăn sáng trước khi đi làm. Tôi xếp bánh vào một chiếc hộp nhựa và đặt vào một chỗ dễ thấy trên giá bếp. Nhưng khi trở lại giường ngủ, tôi cứ băn khoăn không biết Tom có để ý thấy cái hộp không, và nếu có nhìn thấy, thì liệu nó có đủ nhanh trí (và tò mò) mà mở ra lấy bánh ăn hay không? Thế là tôi lại xuống bếp, viết chữ “Bánh gatô cuốn” lên một cái nhãn rồi dán nó vào cái hộp nhựa. Sáng hôm sau, khi tôi dậy, tôi thấy trên cái lò nựớng có một cái nhãn ghi “lò nướng” và trên ấm nước có nhãn ghi “nước lọc”.

Nhớ lại những kỉ niệm như vậy, bao giò' tôi cũng nhớ đến cả mảnh giấy nhắn của hai đứa con gái tôi hồi chúng học trung học - như một câu chuyện về quá trình “sắp trưởng thành” của nó.

Hồi ấy, có lần, vọ' chồng tôi đi du lịch vào cuối tuần, để hai cô con gái lớn ỏ' nhà trông một cậu em trai và một cô em gái học cấp 1.

Như bản năng tự nhiên, tôi để lại một tờ giấy liệt kê một danh sách dài những lời nhắc nhở. Hâm nóng bữa tối, tắt lò vi sóng, tắt TV, thuyết phục Tom mặc quần áo sạch đi học, không rà bạn bè đến liên hoan trong lúc bố mẹ vắng nhà... và đủ các chuyện khác.

Khi vợ chồng tôi trở về nhà vào sáng Thứ hai, bọn trẻ đã đi học cả, nhưng chúng dán một tờ giấy nhắn to tướng lên tủ lạnh, ghi:

“Mẹ yêu quý!

-        Mẹ nhớ dọn vali và sắp xếp lại quần áo từ trong valí vào tủ.

-        Mẹ nhớ chuẩn bị bữa tối cho chúng con vào lúc 6h.           >

-        Mẹ nhớ gọi điện thoại cho hiệu giặt là.

-        Mẹ nhớ chuẩn bị sẵn quần áo sạch để mai Tom mặc đi học.

-      Mẹ nhớ đừng để Sam chạy vào vườn nhà bác Corbins (Sam là chú chó của nhà chúng tôi, còn Corbins là nhà hàng xóm).

-        Mẹ nhớ làm cho bọn con ít bánh quy, nhưng đừng cho dừa.

-      Mẹ đừng nói chuyện điện thoại quá nhiều, vì bọn con có thể cần gọi điện về nhà nhờ mẹ mang cho bọn con thứ gì đó nếu chúng con quên.

-        Mẹ đừng giặt áo của Kathy, nó thích vẽ lên áo kiểu như vậy đấy.

-        Mẹ nhớ để tiền học nhạc của Gerry vào phong bì.

-      Nếu có người lạ đến bấm chuông, mẹ hãy để cho ông ấy vào. Cái máy rửa bát bị hỏng và chúng con gọi điện cho ông ấy đến sửa đấy.

Thế mẹ nhé! Gerry”

Tôi biết rằng bậc phụ huynh nào cũng cho rằng con cái lớn lên sẽ giống hệt như mình. Nhưng, ở tuổi teen, đứa con nào cũng sống theo kiểu cách riêng của chúng. Và chúng ta vẫn yêu thương chúng, cả vì điều đó.