LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Thuyết minh
  • Thuyết minh về tác phẩm Số Đỏ dựa vào nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

Thuyết minh về tác phẩm Số Đỏ dựa vào nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

Đề: Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén Vũ Trọng Phụng đã vạch trần bộ mặt lố lăng bịp bợm của cái xă hội 'thượng lưu' và Xuân Tóc Đỏ khi y leo lên đến bậc thanh cao nhất của danh vọng trong chương Xuân Tóc Đỏ cứu quốc của tiểu thuyết số đỏ. Hãy phân tích và chứng minh.

BÀI LÀM

Lịch sử văn học Việt Nam chưa có một.tiểu thuyết nào gây được một phản ứng xã hội kịch liệt như tiểu thyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Số đỏ xuất hiện đột ngột giữa làng văn như một tiếng sét xé trời mà thanh âm của nó chắc chắn sẽ còn vang vọng mãi. Xuân Tóc Đỏ (nhân vật chính trong tác phẩm) trở thành một nhân vật điển hình trong số rất ít các nhân vật điển hình của văn học Việt Nam. Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã trở thành đại diện xuất sắc bậc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945 ở Việt Nam. Thành công của tác phẩm trước hết là bởi một nghệ thuật trào phúng sắc bén bậc thầy của nhà văn mà qua đó xã hội Việt Nam đương thời hiện lên với dầy đủ những tàn tật, dị dạng, những tiêu cực, tệ nạn. Chương cuối cùng của tác phẩm Xuân Tóc Đỏ cứu quốc tuy chưa là chương hay nhất của tác phẩm nhưng lại là chương điển hình nhất cho hiện thực xã hội lố lăng, bịp bợm đương thời.

Chương truyện là bước phát triển cao nhất cho cái nhà văn gọi là “sô đỏ” của thằng Xuân. Từ một tên ma cà bông hạn bét ở đầu tác phẩm giờ đây chóng vánh trở thành một vĩ nhân đầy hào quang chói lọi. Một sự thăng tiến đến chóng mặt, tưởng như đầy rẫy sự vô lí nhưng đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy lại có thể xảy ra được. Suy cho cùng, cái “Sô đỏ” của thằng Xuân không chỉ hoàn toàn là cái may do khách quan (mà cụ thể là cái xã hội thượng lưu đểu giả đương thời) đưa lại, mà nó bắt nguồn từ bản chất mất dạy, vô giáo dục, vô văn hóa, xỏ lá đểu cáng, háo danh háo sắc của y. Nói cách khác cái bản chất của thằng Xuân chính là điều kiện cần và hoàn cảnh xã hội là điều kiện đủ để cái “sô đỏ” của y có thổ phát triển rực rỡ huy hoàng, đạt đến giá trị cực đại của nó. Trong chương truyện cuối cùng của tác phẩm, Xuân Tóc Đỏ đã đáp ứng một cách xuât sắc đầy đủ những yêu cầu mà xã hội đương thời đặt ra đê bước tới danh hiệu cao quý “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc”. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là kết tinh, là điểm hội tụ tập trung của mọi thói tật, mọi tệ nạn xã hội. Nhưng mỉa mai thay, chính sự hội tụ bỉ ối ấy lại đưa nó đến đỉnh cao danh vọng. Xuân Tóc Đỏ là con người của tệ nạn nhưng cũng lại là con người của hào quang. Suy cho cùng cái chất trào lộng của ngòi bút Vũ Trọng Phụng phát khởi từ đây, từ một nghịch lí mà hợp lí, từ một sự phi lí mà có thật. Đó là cả một sự đối chọi đầy chua chát mà chì có ngòi bút hiện thực của Vũ Trọng Phụng mới vạch ra trần trụi. Cứ như những tình tiết xảy ra trong tác phẩm, đặc biệt là ở chương cuối, người đời có thể rút ra một quy luật tiến thân lạ lùng nhất trong đời, chỉ có thể xảy ra ở cái xã hội thời ấy mà thôi, quy luật ấy là càng bịp bợm. Càng vô văn hóa, càng xổ lá ba que, càng dâm loạn thì cơ hội tiến thân càng rộng mở.

Nhìn lại con đường tiến thân của Xuân, ta thấy rồ hơn điều đó. Dầu tiên y chỉ là một đứa trẻ mồ côi và mất dạy, hư hỏng, rồi một tên ma cà bông hạng bét, cơm thừa canh cặn, là chạy cờ rạp hát, bán thuôc tây đểu trên tàu xe, tiếp đèn là thằng nhặt banh trên sân quần vợt. Sau một “tai nạn nghề nghiệp” bệnh hoạn và trở nên thất nghiệp, có ai ngờ rằng cái số đỏ của y bắt đầu “liên tục phát triển” kê từ đây. Do chi tiết biêu hiện tính dâm đãng của y (cụ thể là nhìn trộm phụ nữ thay quần áo - một thói quen cố hữu, một đặc tính xấu xa ngay từ nhỏ của y) mà y lọt vào “mắt xanh” của mụ me Tây bệnh hoạn, rửng mỡ có cái tên là bà Phó Đoan. Từ đó con đường công danh của y phất lên như diều gặp gió bởi y đã bước vào vòng quay của xã hội thượng lưu. Đầu tiên người ta gọi y là sinh viên trường thuốc vì đã có công giết chết một lão già trăm ngàn lần đáng chết. Tiếp sau đó người ta còn gán cho y những cái tên nghe thật sướng tai nào là nhà cải cách xã hội, nào là giáo sư quần vợt và hàng chục vị hàm cao cấp khác trước khi đến đích cuối cùng là một vĩ nhân,

một anh hùng cứu quốc. Một con người với tài năng hiếm có và một cách vô ý thức, từ chỗ là công cụ cho người khác, cho xã hội lợi dụng dần dần với bước của “chó sói gửi thân”, y đã lợi dụng trở lại, dùng xã hội làm công cụ tiến thân một cách đầy toan tính.

Có thể xem mỗi chương trong Số đỏ là một màn sân khâu mà ở đó các xung đột diễn ra đầy kịch tính. Nếu như ở các chương trước chỉ là những màn kịch vi mô với các mâu thuẫn diễn ra trong gia đình cụ cốHồng, một tập hợp các thành viên đầy khập khiễng và thằng Xuân thì chương cuối này là một màn kịch mang tầm vĩ mô, một màn kịch “bách khoa toàn thư” về xã hội Việt Nam đương thời, một màn đại hài kịch tạp-phê-lù huy động tôi đa mọi nhân vật vào các vai diễn. Đó là từ vua ta tới vua Xiêm, từ quan thông sứ tới quan toàn quyền, từ các ông Tây bà đầm cho tới các thượng lưu trí thức, từ cái con mẹ me Tây góa phụ cho chí mấy ông thầy chùa, từ các ông thầy tướng số tới các chủ khách sạn, từ các ông chồng bị cắm sừng cho tới các cô gái tân thời quyết giữ chữ trinh tiết với hai người trở lên... Tất cả chừng ấy “nhân vật” lộn xộn, bừa bãi đều được lôi sềnh sệch vào một màn hí trường hài hước nhốn nháo, lố bịch, kệch cỡm, tạp nham hết sức. Kính thưa các loại phế phẩm, kính thưa các loại phụ phẩm phế liệu, kính thưa các hạng người... đều được Vũ Trọng Phụng nhồi nhét vào màn kịch trào phúng cỡ bự của mình một cách xô bồ, tự nhiên và sinh động đến lạ thường. Cái xã hội tật Nguyễn ấy chưa bao giờ mang tính quái thai đến thế, chưa bao giờ động cỡn đến thế. Dưới ngòi bút trào lộng sắc bén, Vũ Trọng Phụng đã vạch trần tất cả những tệ nạn bản chất nhất của cái xã hội bịp bợm “chó đểu” ấy. Nhà văn đã phá vở tung tóe tất cả những tỉ lệ hiện thực, làm lộn tùng phèo hết thảy những giá trị vốn có để gây nên chất trào lộng cho tác phẩm. Nó thê hiện ở một lôi hành văn đặc biệt, khi nói về cái hình thức bên ngoài, cái mã cái vỏ thì thậm xưng, tăng lên đến mây xanh, ngay sau đó nhà văn lại ném phịch nó xuống mặt đất bằng chính cái bản chất của nó. Cái hình thức bôn ngoài thì lớn lao, to tát, hùng hồn nhưng cái ruột thì lại thảm hại như một cách tiêu điều, đến tội nghiệp. Cuộc tiếp kiến lịch sử giữa vua ta và vua Xiêm được khoa trương với những từ ngữ đại hoa mĩ: nào là “Nước Việt Nam hồi xuân”, nào là “Một chỗ rẽ trong lịch sử”, nào là “Việt - Xiêm thân thiện”, “hai vua tại một nước”, nào là “một cái hân hạnh đặc biệt cho bình dân Việt Nam: cả vua Xiêm nhân dịp thân hành sang chơi với ta” nào là “hai nước Xiêm - Việt từ nay bắt tay nhau trên dường tiến bộ”. Tưởng là vua ta với vua Xiêm cùng nhau hội đàm, cùng nhau luận bàn việc nước hóa ra lại đi lông bông để cho dân chúng Hà Thành có dịp ngồi lê đối mách. Cuối cùng vì tinh thần thế thao chân chính, cả hai ngài cùng đến xem một trận đấu quần vợt. Vũ Trọng Phụng đã khéo léo đưa chuyện, dần chuyện để người đọc thấy được cái hệ trọng hàng mà của hai vị “thiên tử”. Chính sự khập khiễng ấy đã lập tức gợi lên cái chất hài hước cho câu chuyện.

Việc Xuân Tóc Đỏ, một tay vợt nghiệp dư, được mời ra tranh tài với tài

tử Luang Prabahot, quán quân quần vợt Xiêm La, không chỉ là một sự chỉ định tình cờ mà là kết quả của một sự xếp đặt, của một mưu ma chước qui sặc sụa chất vị kỉ, điển hình cho cái thói thắng nhân ố kỉ của Xuân Tóc Đỏ. Y đã tương kế tựu kế để làm hại hai nhà quán quân Hải và Thụ ở bót để hãnh diện tiến ra sân theo lời mời cùa đích vị Tổng cục trưởng tống cục thể thao Bắc Kì. Chính vì thế, Xuân Tóc Đỏ và ông bầu Văn Minh của mình trở thành đại diện Hà Thành để giữ cái danh dự cho Tố quốc.

Điều hài hước nữa là từ vua Xiêm và vua ta cho chí các quan Pháp đi xem thể thao nhưng lại thế hiện những hành vi, thái độ phi the thao đến nực cười. Vua Xiêm lại quá máu me ăn thua, sần sàng đem vận mệnh đất nước ra để đổi lấy chuyện thắng thua trong một quán quần vợt vô bổ. Trong khi đó vua ta thì chỉ cốt, đánh lấy... thua. Và chí thị ấy đã được ban tới tai Xuân Tóc Đỏ và kết cục ai cũng rõ là chiến thắng thuộc về Luang Prabahot, quán quân quần vợt Xiêm La và đức vua Xiêm S.M.Prafadophick. Huống nổi, sự hi sinh cao cả của bậc đại nhân, đại tài lại không được quần chúng thấu hiểu. Xuân Tóc Đỏ và Văn Minh bị lâm vào một nỗi oan Thị Mầu. Quả thua ngỞ ngẩn và khó hiểu của Xuân đã làm khán giả, những người sẵn sàng tự tử bằng cách hút thuốc phiện không có dâm thanh vì không mua được vé vào cửa, nổi cơn thịnh nộ. Họ hò hét “Quốc sỉ! về nhà bò! Di về nhà bò đi!” rồi “Abas Xuân! Abas Xuân! Dcsexplications!” (Đả đảo Xuân! Đả đảo Xuân! Hãy giải thích). Đáng thương thay, tội nghiệp thay cho Xuân Tóc Đỏ, oan ức thay cho y vì quần chúng “trẻ người non dạ”, “nông nổi” không thâu tỏ nổi tấc lòng trung hậu cao thượng của y.

Tất, cả những sự hiểu nhầm ấy đều tan biến bởi một bài thuyết giáo “cố lai hi” của y. Hãy xem những lời lồ trịnh thượng và nực cười đen nhường nào: “Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta, ta vẫn quý mi mặc dù mi chẳng hiểu lòng ta!”. Trời đẩt hỡi cách xưng hô của bậc vĩ nhân mới độc đáo làm sao, độc đáo một cách tuyệt đối khiến người đọc không còn gì để bình thêm nữa, không có gì chê bai, khen tụng nữa. Nhưng chưa hết, để kết thúc bài hùng biện của mình, Xuân Tóc Đỏ dõng dạc: “Thôi giải tán đi, và cứ việc an cư lập nghiệp trong hòa bình và trật tự! Ta không dám tự phụ là anh hùng cứu quốc nhưng ta đã tránh cho mi cái nạn chiến tranh rồi. Hòa Bình vạn tuế, Hội Quốc Liên vạn tuế!”. Khỏi phải bàn những lời lẽ đã đưa hắn lên vị trí vĩ nhân, anh hùng cứu quốc, là thần tượng của “mi”, như cách gọi của bậc vĩ nhân Tóc Đỏ ấy. Bài thuyết giáo của y đã khai sáng đầu óc đám quần chúng tôi như hũ nút. Thê rồi thiên hạ sốt sắng hô to: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế, sự đại bại vạn tuế”. Sau đó là những lời chúc tụng lu bù, những vinh quang ập đến với Xuân một cách đột ngột. Chính phủ Pháp và An Nam tặng huân chương danh giá, được mời làm cố vấn báo Gõ mõ, là hội viên hội Khai trí tiến đức, đón mừng lời chúc tụng của cảnh sát giới mà cụ thể là Min Đơ, Min Toa, của các chủ khách sạn mà đại diện là Victor Ban, rồi bà Typn thay mặc cho chị em phụ nữ và đặc biệt là ông Phán thay mặc các

Qgười chồng mọc sừng. Tưởng như đã hết thì cuối cùng còn “nẩy nòi” ra ông thầy tướng sô chao ôi là vinh quang nhọc nhằn.

Buồn cười hơn cả là hình ảnh Xuân Tóc Đỏ hứa hẹn xin cho bà Phó Đoan một cái bảng “tiết hạnh khả phong”. Trời ơi, một chi tiết đắc địa đến lạnh người. Một con me Tây dâm loạn, lẳng lơ đỏng đảnh và rửng mỡ, đối lập hoàn toàn với bôn chữ cao quý ấy. Những chi tiết như câu gắt “Nước mẹ gì” của thằng vĩ nhân Xuân lại được khen rối rít và hứa hẹn đưa vào từ điển Đại Việt. Đặc biệt vừa nghe được chính phủ tặng bội tinh, cụ Hồng đã hô to “Bay dân, bày hương án” một gia đình gia phong nề nếp đến thế là cùng. Cách xưng hô “toa”, “moa” của bố con nhà Văn Minh cũng “văn minh” và nực cười đến chừng nào. Việc lẩy ra những sự tương phản, những điều lố bịch chính là để ta thấy rõ hơn cái bản chất băng hoại, suy đồi, sự phá sản hoàn toàn của các giá trị đạo đức truyền thòng. Chính lôi viết tương phán ấy là một nét trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

Những lời bình, những lời thể hiện trực tiếp thái độ của nhà văn song hành với lời kể của câu chuyện. Chẳng hạn như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả dấm chào loài người, hay với tài hùng biện của một người đã thổi loa cho hiệu thuốc, với cái tự nhiên của một anh lính chạy cờ rạp hát lại được ông bầu Văn Minh đĩa kèn, Xuân Tóc Đỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài. Thường thì nhà văn tả chân, nhà văn hiện thực tối kị việc đưa ra những lời nhận xét. Nhưng với Vũ Trọng Phụng thì khác, ông là một nhà văn châm biêm đả kích, là một nhà văn hiện thực đi đối với trào lộng phê phán. Những lời nhận xót của ông vừa mang đâm chất cười dân gian, vừa “humour” một cách trí tuệ, lại vừa gay gắt, chua chát. Đấy cũng là một Đặc điểm trong nghệ thuật trào phúng của ông, dưới ngòi bút đó, tất cả đều hiện nguyên hình với bộ mặt thật bỉ ổi. Với những phẩm chất như vậy, ông xứng đáng trở thành nhà văn hiện thực lớn và văn chương ông đúng là “sự thực ở đời” như ông từng quan niệm.

ĐỀ: Hạnh phúc cua một tang gia (’Chương XV tác phẩm số dó của Vũ Trọng Phụng) là một màn kịch hài đặc sắc.

Em hãy phân tích dể làm sáng tỏ nhận xét trên._______________________

BÀI LÀM

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo cua Vũ Trọng Phụng. Thói căm ghét của ông đối với xã hội thối nát không còn là một lời chửi rủa nửa mà nổ ra thành một trận cười sáng khoái, có sức công phá mạnh mẽ tung vào giữa những cái lố bịch, kệch cỡm, nghịch lì của xã hội đương thời. Dưới ngòi bút kì tài của Vũ Trọng Phụng, chương nào đoạn nào cũng thú vị, hấp dẫn như một màn hài kịch trọn vẹn, Đặc biệt và điển hình hơn cả là chương Hạnh phúc của một tang gia.

Với chương này của tác phẩm Số đỏ, khuynh hướng hiện thực trào phúng thể hiện trong văn chương của Vũ Trọng Phụng có thể nói là đạt đến mức hoàn mĩ như chính nhận xét của Vũ Trọng Phụng nhằm đáp lại lời công kích của Nhất Linh năm 1937 '‘khi dùng một chữ bẩn thiu tôi chẳng thấy khoái trá như khi các ông tìm dược một kiểu áo phụ nữ mới mẻ, những lúc ấy, tôi chỉ thương hại cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, 11Ó bắt tôi phải viết như thế, và nó bắt các ông phải chạy xa sự thực bằng những danh từ diêu trá của văn chương... Đó, thưa các ông, cái chỗ bất đồng ý kiến giữa chúng ta! Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiếu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết dó là sự thực ở đời...”

Theo tinh thần và tâm huyết đó, ngay trong đầu đề của chương truyện, tác giả đã gởi gắm, tạo ra một tiếng cười châm biếm về cái nghịch lí lạ lùng của nhân tình thế thái. Một gia đình có tang, ở đây là đại tang thì tâm trạng của những người trong gia đình ắt hẳn phải là thương tiếc, sầu não. Đằng này, họ lại hạnh phúc, “Hạnh phúc của một tang gia”! mới nghe có vẻ ngược đời nhưng suy ngẫm kĩ, đọc hết toàn chương, đặt trong hoàn cảnh cụ thế của gia đình này, thì điều hạnh phúc ấy lại hoàn toàn hợp lí, chân thực. Vũ Trọng Phụng sắc sảo trong tiêng cười châm biếm là ở chỗ ấy. Nghịch lí mà hợp lí. Tưởng cường điệu, phóng đại mà lại rất chân thực, chân thực đến cụ thể.

Thật vậy, ở đám tang cụ tổ, gia dinh này ai cũng vui như Tết. Mỗi người, tùy theo quan hệ thân thuộc, sẽ có những hạnh phúc, sự thỏa mãn khác nhau. Ai ai cũng thấy đây là dịp may để họ có thể đạt một nguyện vọng, một ý đồ nào đó.

Cậi chết của cụ tổ, như vậy, dưới mắt của Vũ Trọng Phụng chính là một tình huông điển hình giúp nhà văn xây dựng những tính cách đặc sắc. Qua tính cách này của những người có quan hệ ruột rà với cụ tổ, Vũ Trọng Phụng sẽ có dịp bộc lộ, vạch rõ chân tướng nhố nhăng, lố bịch, thiếu tình người của những hạng người mang danh là thượng lưu, quý phái, văn minh tân thời nhưng thực chất là những cặn bã, quái thai của cái xã hội dở Tây dở ta buổi ấy.

Cái chết của cụ chẳng làm cháu con nào thiếc thương, bới đã từ lâu. họ mong cụ chết cho nhanh để chia gia tài. Chính vì thủ', cái chết của cụ sẽ đem đến cho họ một niềm vui to lớn, không che giấu hạnh phúc. Ta hãy nghe Vũ Trọng Phụng trần tình: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm... “Bọn con cháu vô tâm ai cũng vui sướng thỏa thích ...” Người ta tưng bừng, vui vẻ di đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma,... tang gia ai cũng vui vẻ cả”...

Trước hết là cậu tú Tân, cháu nội cụ tổ rất hào hứng, phấn khới vì cậu có dịp trổ tài và sử dụng “mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dược dùng đến”. Vợ Văn Minh (cháu dâu) mừng rỡ vì sẽ “được mặc đồ xô gai tân thời”, và đội “cái mũ mẩn trắng viền đen”... để quảng cáo cho một kiểu đồ tang tân thời!

Người con trai của cụ tố’ sung sướng vì một lí do khác lớn hơn. Cụ cố Hồng “mơ màng đến cái lúc cụ mặc dồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu” để cho thiên hạ bình phẩm, ngợi khen: “úi kìa, con giai nhớn đã già dến thế kia kìa!”

Văn Minh (cháu nội) đã từng du học bôn Tây bao năm, về nước không có lấy một mảnh bằng, chỉ nhăm nhăm nghĩ tới chuyện chia gia tài thì thích thú ra mặt vì “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Riêng người cháu rể (Phán mọc sừng) thì khấp khởi, sướng rơn trong bụng vì đã được bố vợ “nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ông ta củng không ngờ rằng giả trị đối sừng hươu vô hỉnh trên đầu ông ta mà lại to đến như thế”. Không khí của đám ma là không khí của một ngày hội. Đây cũng chính là mâu thuẫn trào phúng gây cười ra nước mắt, xuyên suốt hoạt cảnh, tình huông.

Đám ma cũng là dịp hiếm có để trưng bày và quảng cáo các mốt quần áo âu hóa mới nhất của tiệm may vợ chồng Văn Minh - sản phẩm độc đáo của nhà thiết kê mĩ thuật Typn. Đó cũng là dịp đổ cô Tuyết với bộ y phục “Ngây thơ” hỞ hang với nét mặt cố tạo một “vẻ buồn lãng mạn rất dứng mốt một nhà có dám”, khiên cho bao nhiêu vị khách đàn ông “khi trông thấy làn da tráng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết” phải xúc động còn hơn nghe tiêng kèn đám ma.

Điều này còn lây lan sang cả những người không phải là thân thích, ruột rà. Những kẻ đi dự đám tang bao gồm đám bạn bò, quan khách. Họ đèn đám ma với đủ mục đích. Họ khoe mề đay, huân chương, những bộ ria mép. Nếu là đàn bà thì đó là dịp để họ đua nhau bình phẩm về người khác. Thật mỉa mai, họ làm tất thảy điều đó “bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người di dưa ma” (!)

Người dân hai bên phố đồ ra xem đám ma như một sự lạ. Đám ma to đến nỗi những người trong tang gia cảm thấy hết sức “sung sướng” và hàng phô “nhõn nháo lên khen dám ma to”. Lúc bây giờ, nhà văn lạnh lùng bình luận:

“Dám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái dầu...!”. Thật là mỉa mai. chua xót.

Song song với miêu tả, ngòi bút sắc sảo, nghiêm lạnh của nhà văn trưng lên liên tiếp những chân dung, những tình huông. Đó là những bức biêm hoạ bằng ngôn ngữ giúp người đọc nhận ra chân tướng xã hội, chán tướng những người được mệnh danh là thượng lưu, quý tộc. Ông giúp người đọc nhận ra rằng, đám ma to tát kia quả là có đủ cả nhưng chi thiêu duy nhất một điều, và điều này lại là điều quan trọng nhất, đó là tình người. Thông điệp nhân văn của tác phẩm trở nên rõ ràng sau tiếng cười trào lộng. Nếu con người thực sự thiếu tình người, lòng thương tiếc chân thành với người đã khuất thì đám ma dù lòe loẹt đến mức nào đi

nữa, to tát đến mức nào đi nữa, đó cũng chỉ là hình thức, giả dôi. Rõ ràng, thông điệp ấy không chỉ nhắm, vào thời đại của Vũ Trọng Phụng, tính thời sự của bức thông điệp này có ý nghĩa với tất cả chúng ta!

Mấy chi tiết đặc tả cảnh hạ huyệt càng mỉa mai, trào phúng. Nó được dàn dựng bởi một bàn tay đạo diễn non nớt, lộ liễu. Cậu tú Tân bắt từng người phải chống gậy, gục đầu, cong lưng lau mắt... đổ cậu chụp ảnh. Trong khi, bạn hữu của cậu “rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giông nhau”.

Chất bi hài của cảnh được đặc tả làm bật lên tiêng cười... ra nước mắt. Rồi tiếng khóc đặc biệt, như một điệp khúc của ông Phán mọc sừng: “ông Phán oặt người di, khóc mãi không thôi”. Ỏng khóc: “Hứt!... Hứtỉ... ỉ lứt!...” Nêu có thố’ nói rằng, chi tiết làm nôn nhà văn lớn thì ở đây, chi tiết được đặc tả của Vũ Trọng Phụng đã đạt đến mức hoàn thiện.

Qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện tài năng kế chuyện bậc thầy của một nhà văn chàm biêm trào phúng. Bút pháp của ông giỏi ở chỗ nêu nghịch lí mà hợp lí trong hoàn cảnh, mẫu người cụ thế. Phóng đại, hư cấu mà như thật. Ông chú ý đến sự đối kháng giữa hiện tượng và bán chất, sự thực và giả dối. Ổng khai thác triệt để, đầy góc cạnh nhằm tạo ra những tràng cười có ý nghĩa phô phán sâu sắc. Ông vạch rõ chân tướng của một lớp người, cảnh báo về sự băng hoại xã hội nếu xã hội vẫn tồn tại hạng người ấy. Bức thông điệp này lại được thể hiện bằng năng lực trào phúng sắc sảo của ông khiến cho giá trị của Số đỏ càng trở nên bền vững.

Có thể nói rằng, Sô đỏ là một bức biếm họa đầy chi tiết của một thời và một đời