LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định sau đây

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định sau đây

ĐỀ: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định sau đây về truyện của Thạch Lam: 'Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nhà thơ đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cám xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.'

BÀI LÀM

Như một nhà nghiên cứu văn học nhận xét, đặc điểm chủ yếu trong các sáng tác của Thạch Lam là yếu tố hiện thực xen lẫn các yốu tố lãng mạn, toát lên tình cảm nhân ái sâu sắc. Tất cả thể hiện qua tiêng nói nội tâm của nhân vật trong các truyện ngắn của ông.

Ta hãy phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ, trích tập truyện Nắng trong vườn được Thạch Lam sáng tác năm 1938 để chứng minh nhận định sau đây trong sách Văn học 11, tập một:

“Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nhà thơ di sâu khai thác thê giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.”

Hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là cảnh đời tẻ nhạt ở một phố huyện nhỏ vào lúc chiều tôi. Nhân vật thì bé mọn, cử động lặng lẽ, nói năng ít lời, thấp giọng như hòa lẫn tiếng thở dài. Mẹ con chị Tí hàng nước chả kiếm dược là bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm. Bác Siêu kĩu kịt gánh phở lặng lẽ ra đến huyện, đến khuya lại kĩu kịt gánh trở về làng. Vợ chồng bác xẩm ngồi trôn manh chiếu, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thấp thoáng xa xa là những đứa trẻ nhật nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bât cứ cái gì đó có thế dùng dược của các người bán hàng dể lại...

Riêng chị em Liên, An cũng âm thầm lặng lẽ coi một cửa hàng tạp hóa nhò xíu, dù rằng ngày phiên mà bán hàng củng chẳng ăn thua gì. Bằng năng lực quan sát tinh tế, với tình cảm nhân ái sâu sắc, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động khi miêu tả cuộc sống tôi tăm, tàn lụi ở một phô huyện buồn. Thật vậy, “truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn”. Nhân vật trung tâm là Liên. Đêm nào hai chị em Liên và An củng phải ngồi trên chiếc chõng tre ditói gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh. Càng buồn thấm thìa hơn khi Liên hồi tưởng quá khứ. Liên nhỞ lại khi ở Hà Nội chị dược hưởng những thức quà ngon, lạ..., dược di chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ..., Hà Nội nhiều đèn quá! Nêu không hóa thân vào nhân vật, nhà văn khó có thề diễn đạt tâm tình nhân vật tinh tế như vậy. Cũng có thế đoạn truyện là một cảnh đời của chính nhà văn như trong hồi kí của chị ruột Thạch Lam.

"... truyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ đã giao cho chị em tôi coi hàng... Tôi đôn, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng” (Nguyễn Thị Thế).

Hơn nữa, Thạch Lam còn có khả năng “đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tê”. Người đọc như nghe thấy tiêng nói nội tâm của nhân vật. Liên cảm thấy buồn man mác không chỉ do bức tranh nhân thế đầy cảm động, mà dường như còn có cảm giác mơ hồ về cảnh sắc thiên nhiên: Chiều, chiều rồi... Liên không hiếu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khấc của ngày tàn. Khi trời đã vào đêm, hai chị em như cảm nhận được cái vô biên của không gian: An và Liên lặng ngước mắt nhìn lên các vì sao... Vũ trụ thăm thẳm bao la dối với tâm hồn hai đứa trẻ như dầy bí mật và xa lạ...

Cảm xúc tinh tế của nhân vật thể hiện một tình yêu quê hương dằm thắm, thiết tha. Đó là những rung cảm về một chiều êm ả như ru với bao âm thanh đường nét, sắc màu thân quen của quê hương thôn dã. Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Một buổi chiều quê văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ dưa vào. Đó là những ấn tượng khó phai mờ về cảnh quan ban đêm trên quê hương nước Việt: Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát... Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lành, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.

Một thứ tình quê lan tỏa trên cảnh phô chợ buồn. Phiên chợ đã vãn từ lâu, trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Nhưng nhà văn đã ghi lại những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng sâu sắc, đầy cảm động: Mộí mùi âm ẩm bốc lên, hai nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, cứa quê hương này. Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh, thê giới nội tâm của nhân vật đã tạo cho truyện “một thứ nhân văn sông cảm nhiều hơn là suy nghĩ”.

Trong đoạn cuối, cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, hoạt động cuối

cùng của đêm khuya, mang lại một thoáng rộn rã, làm cảnh phố huyện thay đổi. Bóng tôi tạm nhường chỗ cho ánh đèn sáng trưng. Ánh sáng, vẻ tươi vui, giàu sang, những hoạt động ồn ào vụt qua, chỉ để lại cho người dân phố huyện một chút dư âm, dư vị buồn. Khi hình ảnh đoàn tàu chỉ còn lại cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng thì ước mơ của Liên vẫn kéo dài, chập chờn chưa đinh hình hẳn. Ước mơ đó của hai chị em cũng như những người dân phố huyện là được thay dối cuộc đời, được sông trong một cảnh đời khác tốt đẹp hơn.

Những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn Hai đứa trẻ không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét của nhân vật, những tình huống li kì Truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Truyện cũng lôi cuốn ta bằng những chi tiết cùa cuộc sống bình thường, bằng những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dỗ rung động. Thạch Lam từng quan niệm văn chương phải lành mạnh, tiên bộ. Truyện của ông quả đã đạt được mục đích cao đẹp đó của văn chương.