LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay của một bạn học sinh giỏi

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay của một bạn học sinh giỏi

Đề: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 'Trong truyện ngắn của Thạch Lam, sự cảm thông chân thành đôi với những người dân quê nghèo khô thường quyện lẫn với tình cảm đất nước...'

BÀI LÀM

Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là những hồi ức và kỉ niệm, nhất là những kỉ niệm thời thơ ấu. Phân tâm học hiện đại coi tuổi thơ là vương quốc của mọi nguyên nhân. Chúng ta không xem tuổi thơ là tất cả, là nguyên nhân quyết định quá trình phát triển sau này của tính cách nhà văn. Nhưng rõ ràng là qua sự chọn lọc và đào thải của thời gian, những kỉ niệm, những cảm giác từ tuổi thơ ấu còn lại đến bây giờ phải là những gì thật sự lắng đọng, mạnh mẽ và sâu sắc đến mức có thế đi mãi với ta trong suốt cuộc đời. Thời gian như một cái bình lọc kỳ diệu, nó chí để lại trong tâm hồn đa cảm và tinh tế của Thạch Lam những chi tiết điển hình, những cảm giác sâu lắng, những ấn tượng không thể phai mờ. Truyện ngắn viết về kỷ niệm ấu thơ cửa Thạch Lam làm ta xúc động chính là vì như thế. Những kỉ niệm về cái phố huyện cẩm Giàng bên cạnh đường xe

lửa Hà Nội - Hải Phòng với xóm chợ của những người dân nghèo là chất liệu của ba truyện ngắn Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trễ.

Cả một thời ấu thơ, Thạch Lam sống gần gũi bên những người mẹ nghèo lam lũ và đông con như mẹ Lê, mẹ Đối, những người dân quê ở Hà Nam, Phủ Lý vì bị lụt lội, đói kém nôn phải tha phương cầu thực, kéo nhau đến kiếm ăn ở phố huyện miền trung du. Gia đình Thạch Lam đã có lúc lâm vào cảnh túng quẫn sau khi người cha mất Ở sầm Nưa. Bà mẹ tần tảo buôn bán nuôi bảy con Ở cái phố huyện cẩm Giàng (Hải Dương); cái không gian buồn tẻ, quạnh hiu của phố huyện sau này xuất hiện tràn đầy trong các truyện ngắn của Thạch Lam và Nhất Linh với những mái tranh xơ xác, tường đắp bằng đất, những quán chợ vắng lặng đứng chơ vơ trong gió rét chiều đông. Trong các truyện ngắn, Thạch Lam viết về những người mẹ nghèo và các em bé ở xóm chợ đó với một niềm cảm thông chân thành, man mác. Cuộc đời thầm lặng của họ bị chìm vào trong “bóng tôi uât ức nhẫn nại của dời thôn quê dưới mái lá nát hay những đêm sâu điểm trống huyện” (Thế Lữ) (Thế Lữ, Tính cách tạo tác của Thạch Lam. Thanh Nghị số 39 ngày 16-6-1943)

“Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gi có the dừng dược của các người bán hàng để lại... Trời nhá nhem tối, bấy giờ hai chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ di ra: chị Tí mẹ nó theo sau... Ngày, chị di mò cua bát tép, tối đèn chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Tôi hết cả, con dường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngỏ vào làng lại sẫm đen hơn nữa... Tất cá phố xà trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm dược một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe... Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong dợi cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”.

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, sự cảm thông chân thành đôi với những người dân quê nghèo khô thường quyện lẫn với tình cảm đất nước, quê hương với sự chắt chiu những màu sắc và hương vị dân tộc. Thạch Lam có biệt tài miêu tả những đường nét, màu sắc và mùi vị của quê hương: từ mùi quen của đất màu, mùi bèo ở dưới ao, mùa rạ ẩm ướt và mùi phân trâu nồng ấm đến tiếng lá tre khô xao xác, tiếng gió thổi qua đồng trống những buôi chiều mùa đông rét mướt, tiêng trông thu không của huyện đường bị nhòe đi vào bóng tôi của một vùng quê mênh mông... Trong truyện Hai đứa trẻ, khi bóng hoàng hôn ngập đầy dần trong đôi mắt Liên thì cái buồn của buổi chiều tĩnh lặng cũng man mác hòa vào tâm hồn ngáy thơ cùa cô bé. Và từ phiên chợ chiều họp giữa phô đã vẩn một mùi âm bổc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía quen thuộc quá, “khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.

Thạch Lam viết truyện ngắn với một nghệ thuật tinh tế, nhất là việc sử dụng sự tương phản và hài hòa giữa các âm thanh, giữa các vùng ánh sáng. Cả một phố huyện chìm sâu vào bóng tôi, chỉ còn một vài chấm sáng lù mù quen thuộc xung quanh ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của một cửa hàng tạp hóa. Trong cái cảnh chìm chìm nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua mang theo những luồng ánh sáng mạnh quét vào hai bên và tiêng ồn ào làm xao động cả một vùng quê yên tĩnh. Và đêm nào chị em Liên cũng cố thức để đón chuyến tàu 9 giờ ở Hà Nội về đi qua phô huyện Câm Giàng đã để lại nhiều kỉ niệm vui buồn trong thời thơ ấu của Thạch Lam. Ta hãy nghe bà Nguyễn Thị Thế kể lại: “Thời kỳ tôi mong ngóng nhất là kỳ nghỉ hè vi lúc đó các anh tôi, người Hà Nội, kẻ Hái Dương đều trở về quê. Ngày bãi trường, hai chị em tôi dắt nhau ra ga từ sáng sớm. Đoàn tàu còn xa đã thấy hai anh đứng ở cửa toa bên rương quẩn áo. Bao giờ tôi và Vinh cũng bỡ ngỡ và hơi sợ hãi lúc đầu vì sau một niên học, các anh thường lớn lên nhiều và có vẻ nghiêm trang như người lớn” (Nguyễn Thị Thê" - Người em thứ sáu - Văn (Sài gòn) số 36, ra ngày 15-6-1965. Nguyễn Tường Vinh là tên Thạch Lam hồi còn bé, sau đổi là Nguyễn Tường Lân). Lại có thời kỳ bà mẹ nâu thuốc phiện lậu nên mấy anh em Thạch Lam phải thay phiên nhau canh chừng bọn Tây đoan mỗi khi có đoàn tàu đến. Có một lần, đoàn tàu đỗ ở ga vào phiên canh cùa Thạch Lam “Chú đứng ở sân ga ngó một lượt, không thấy Tây đoan xuống, thê là chú yên chí lên đầu đoàn xe, nằm dài ra ngắm đầu tàu. Trong khi Tây đoan xuống ngắm các cơ phận của đầu máy” (Thế Uyên - Nhât Linh trong dĩ vãng một người trẻ tuổi. Văn, số 14, ngày 15-7- 1964). Đoàn tàu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn thơ ngây và ít nhiều mơ mộng của Thạch Lam. Nhưng ở đây, trong truyện Hai đứa trẻ, việc chờ đợi đoàn tàu đêm trở về mang một ý nghĩa khác. Không phải để đón người thân đi học xa về nghỉ hè, không phải đê canh hàng, mà là một nhu cầu bức thiết về tinh thần của hai em bé, muôn trong chốc lát được thoát ra khỏi cuộc đời tù túng, thầm lặng như những chẫm sáng lù mù quanh quất nơi phố huyện. Thạch Lam đã tìm cách nâng cao ý nghĩa khái quát nghệ thuật của một tình tiết có thật trong cuộc đời hai em bé. Đoàn tàu như mang đến một thê" giới khác hẳn với vầng sáng lù mù của mấy ngọn đèn leo lét nơi phố vắng một huyện nhó. Một phút ánh sáng ở một thế giới xa xăm, những mơ ước của hai đứa trẻ vụt đến và đi qua, phố huyện lại chìm sâu vào bóng tôi hiu quạnh.

Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những'dư vị đằm thăm của quê hương và một sự cảm thương man mác những cuộc đời thâm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày

đặc của một vùng quê tù đọng. Thạch Lam cũng muốn đánh thức dậy trong những tâm hồn mệt mỏi, cam chịu những ước mơ trong sáng về một cuộc đời đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn, sôi nổi và mãnh liệt hơn.