LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích tính cách của Phan Bội Châu ở trong ngục tù đế quốc Pháp

Phân tích tính cách của Phan Bội Châu ở trong ngục tù đế quốc Pháp

Đề: Phân tích tìm hiểu khí phách ngang tàng, bất khuất của Phan Bội Châu khi sa cơ vào vòng ngục tù của đế quốc Pháp.

BÀI LÀM

‘Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù’

Hai câu đầu nhà thơ tả thân phận người tù. Đó là con người hào kiệt, phong lưu, vào tù vì ‘chạy mỏi chân’ nghĩa là tạm nghỉ ngơi xả hơi sau một thời kì bôn ba vất vả.

Đáng chú ý là cách nói, cách nhìn nhận sự việc. Thân phận một tù nhân thì biết bao là ‘khổ nhục’ (chữ của Phan Bội Châu) nhưng tác giả điệp liền hai từ ‘vẫn’ nhằm nhân mạnh và khẳng định không có gì đặc biệt so với khi chưa bị tù. Nghĩa là con người hào kiệt không vì bị nhốt vào ngục mà trở nên nhỏ bé. Dưới con mắt người đó, vào tù là nghỉ chân, thậm chí nghỉ chân một cách chủ động (mỏi chân thì hãy ở tù). Như vậy là vừa lạc quan, vừa có phần hài hước, tác giả đã biến sự tù đày thành ‘chuyện vặt’ của mình.

Hai câu thực nhà thơ nói về cảnh ngộ của người tù:

‘Đã khách không nhà trong bốn biền Lại người có tội giữa năm châu’.

Hai câu thực với chức năng nối tiếp phần đề, đi vào phần chính của bài thơ. Tác giả đã nối tiếp về cảnh ngộ thật của người tù. Đó là người khách không có cửa nhà, là người bị kết tội. Quan hệ từ ‘đã... lại... ‘ như muôn tăng cấp hoàn cảnh thực của người tù. ở đây giọng điệu có phần thay đổi pha chút ngậm ngùi cảm thương, sự việc được nhìn nhận sát với hiện thực hơn. Tuy nhiên vẫn có sự nối tiếp tính chất ngang tàng cứng cỏi ở trên. Không có nhà thì nay tạm làm khách của nhà tù. Là một người có tội, nhưng hoạt động cách mạng cứu nước cứu đời thì đó là tội gì? (Sau này khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết: Phạm tội gì đây ta thử hỏi. Tội trung với nước với dân à? ). Đáng chú ý là tư thế của người tù rất đàng hoàng, tầm vóc thật lớn lao, thước đo con người ấy là bốn bể, năm châu chứ không hề chật hẹp. Tư thế ấy, tầm vóc ấy vẫn mang hơi hướng chí khí anh hùng của người trước: Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Nguyễn Công Trứ).

Hai câu luận thể hiện ý chí của người tù:

‘Bủa tay ôm chặt bồ kinh tê Mở miệng cười tan cuộc oán thù ‘.

Hai câu thơ thể hiện ý chí của người tù rất kiên định và mạnh mẽ. Tư tưởng kinh tế (kinh bang tế thế - trị nước cứu đời - kinh thế tế dân - trị đời cứu 

dân) vẫn giữ vững mãi mãi (ôm chặt). Và niềm lạc quan, nụ cười sẽ làm tan mọi sự thù oán.

Quan hệ hai câu này với hai câu trên là quan hệ đối lập. Ở trên là hoàn cảnh khó khăn, bôn ba không nhà cửa, lại bị tù tội giam hãm nơi đất khách quê người.

Cái chết là cầm chắc (Phan Bội Châu biết mình đã bị toà án thực dân Pháp ở Đông Dương kết tội tử hình, chính quyền Quảng Đông sẽ giao ông cho Pháp. Ông viết ‘Tôi biết sớm chiều gì đây đầu tôi sẽ lìa khỏi cổ’ (Ngục trung thư). Tuy vậy, hai câu thơ luận cho thấy khí phách và ý chí của nhà cách mạng không có gì nao núng.

Hai câu kết bài đã thể hiện được tinh thần lạc quan, thái độ cứng cỏi trong hoàn cảnh bị tù đày, bị kết tội cầm chắc cái chết.

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Đây là lời tự nhủ thầm, tự an ủi động viên mình. Nó gợi nhớ câu tục ngữ ‘cồn người còn của’ rất cô đọng của dân gian, ở đây còn ‘thân’ gắn với ‘còn sự nghiệp’, gắn với hoạt động cứu nước cứu dân. Đem thân, đem tính mạng ra chọi với tất cả nguy hiểm. Còn thân, còn sự nghiệp, còn sống, còn tranh đâu, còn nước, còn tát... Đó là một cố gắng như là một tất yếu, một qui luật. Thành ra ‘nguy hiểm’ dù có bao nhiêu thì cũng không đáng kể, không đáng sợ. Tinh thần ấy cũng là tinh thần của Phan Bội Châu: ‘Gian nan chi kể việc cỏn con’ khi bị tù ở Côn Lôn.

NHÂN XÉT:

a)         Nội dung: Bài thơ thể hiện tầm vóc lớn lao, thái độ ung dung, hiên ngang, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp cách mạng của nhà yêu nước Phan Bội Châu khi bị tù đày và cầm chắc cái chết.

b)         Nghệ thuật:

-           Bài thơ nhằm an ủi, động viên mình, được sáng tác hầu như tất thời khi vào ngục, nhưng rất hay.

-           Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lạc quan, tin tưởng nên sự việc được trình bày không phải là hiện thực nhà tù mà là hiện thực tâm trạng của người tù. Tâm trạng ấy vượt lên hiện thực, đối lập với hiện thực, nên thủ pháp cường điệu và ‘nói sang’ được sử dụng nhiều và đắc địa.

-           Hình ảnh người tù trong bài thơ là một hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.