LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích nghệ thuật trong bài thơ Hai Chữ Nước Nhà

Phân tích nghệ thuật trong bài thơ Hai Chữ Nước Nhà

Đề: Hãy phân tích nghệ thuật bài thơ ‘Hai chữ nước nhà‘ của Á Nam Trần Tuấn Khải.'Nhà thơ lấy lời người cha nhắc nhở người con về dòng giống Lạc Hồng. Trời đã định mảnh đất ‘Trời Nam riêng một cõi này’ từ đó mà đá bao nhiêu anh hùng...'

BÀI LÀM

Trần Tuấn Khải là một thi sĩ rất nhiều tình cảm, ông thường buồn về nhiều nỗi: buồn về những thói xâu của người đời, buồn về những nỗi biệt ly... mà cái sầu của ông đã gần thành một bệnh, ông cất giọng lên là rặt những lời thảm sầu ai oán, nên những bài tuyệt tác của ông đều là những bài mà lời thê thảm làm cho người ở trong cảnh buồn ngâm lên phải sa nước mắt...

Thi ca của ông là thứ thi ca bao giờ cũng lấy cảnh đời làm đầu đề. ít khi Trần Tuấn Khải diễn một điều tin tưởng ở Thượng đế, một chút mơ mộng khi chiều xuống hay lúc trăng lên; ít khi ông tỏ bày những tư tưởng thoát trần trước vũ trụ bao la, hay những ý kiến hoài nghi trước cõi thinh không vô tận. Ông tuy chua chát với đời, nhưng ông thật là người mến đời... Thơ ca của ông tuy đầy giọng buồn thảm, nhưng thật là thứ thi ca ‘có hậu’ như cổ nhân: bao giờ ông cũng lấy luân lí làm họng (Vũ Ngọc Phan).

Bài thơ ‘Hai chữ nước nhà ‘ nhà thơ mượn lời Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi khi bị quân Minh bắt giải sang Trung Quốc.

Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử được nhà thơ tái diễn lại cảnh chia li, đầy buồn đau, uất hận.

Tám câu thơ đầu, nhà thơ lấy đất biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn giáp giới Trung Quốc là nơi dặn dò tâm huyết.

Đứng ở nơi địa đầu đất nước, nhân vật lịch sử Phi Khanh ứa lệ nói lại với Nguyễn Trãi cái cảnh nước mất nhà tan. Những từ ngữ được dùng chỉ để miêu tả tâm trạng xót xa vì giòng giống, đất nước đang ‘gió thảm đìu hiu’ phong cảnh nơi hai cha con chia tay vừa buồn, vừa bất bình.

Cha thì già yếu bị giải đi sang đất người. Con thì ở lại với đất nước trong cảnh điêu linh. Tác giả đã dùng hai câu 6 - 8 để miêu tả đậm nét lời dặn của người cha:

‘Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên’.

Nhà thơ đã tạo cái bối cảnh không gian và tâm trạng cùng lời dặn của người cha để khắc sâu vào lòng người con một sức mạnh tình cảm và ý chí phục thù, giết giặc cứu nước.

20 câu liếp theo nhà thơ đã kể và miêu tả sự thăng trầm của đất nước. Những câu thơ, đoạn thơ tự sự, miêu tả đậm nét trữ tình như người cha trang bị cho người con về ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, và ý chí chống giặc ngoại xâm.

Nhà thơ lấy lời người cha nhắc nhở người con về dòng giống Lạc Hồng. Trời đã định mảnh đất ‘Trời Nam riêng một cõi này’ từ đó mà đá bao nhiêu anh hùng, hiệp nữ dám hi sinh vì nghĩa lớn.

Bởi vận nước biến đổi nên giặc Minh mới thừa cơ tràn sang xâm lược, ở đây người cha không kể chuyện lịch sử mà đi vào phơi bày thảm họa đất nước bị quân Minh xâm lăng và chính bọn này gây nên cảnh ‘thành tung quách vỡ, bỏ vỢ lìa con... ‘

Kết hợp với sự miêu tả cảnh tàn phá của chiến tranh xâm lược, nhà thơ càng thể hiện trong lòng người cha đang ‘xé tâm can‘với nỗi đau ‘đất khóc trời than’.Đau cả đến núi sông như ‘núi Nùng Lĩnh’sông Hồng Giang!

Hai câu cuối cùng nhưlời than và tiếng kêu đứt ruột.

‘Con ơi càng nói càng đau Lấy ai tế độ, đàn sau dó mà

Tám câu thơ cuối bài người cha nói đến cái thế bất lực của mình đối với sự nghiệp tổ tông nhằm kích thích lòng yêu nước, ý chí căm thù, đứng lên gánh vác lấy giang san. Đoạn thơ thúc giục Nguyễn Trãi phải cầm bút lên nắm lấy chuôi gươm và người cha không quên khuyên con nhớ đến tổ tông khi trước đã bao phen dựng nên ngọn cờ độc lập.

Đọc kĩ bài thơ em vô cùng cảm động bởi những lời lẽ mộc mạc mà sâu sắc của người xưa. Từ đó ta nhận ra thơ song thất lục bát có giọng điệu dễ thể hiện đậm nét sắc thái trữ tình.