LÀM VĂN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Phân tích
  • Phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Em hãy phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để thấy rõ tinh thần buất khuất của người lính, thà chết nhưng tinh thần yêu nước, hào khí dân tộc vẫn còn vang vọng?

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tính hào hoa, lãng mạn của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Dù khó khăn, thiếu thốn, dù hy sinh nhưng tinh thần yêu nước vẫn thể hiện buất khuất, ở khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cho ta thấy sự gan dạ của người anh hùng, dù đau thương nhưng không khuất phục...

Dưới đây là những bài văn phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Lưu Trí Hải đã phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

1. Giới thiệu hoàn cảnh xuất xứ của bài thơ.

Đơn vị Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947 và hoạt động chủ yếu ở miền Tây đất nước ta (Hòa Bình, Sơn La, vùng biên giới Việt - Lào, thuộc Thanh Hóa - Sầm Nứa). Nhà thơ Quang Dũng vốn là một Đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến. Ông viết bài thơ này từ Phù Lưu Chanh khi nhà thơ rời đơn vị cũ đi nhận nhiệm vụ mới, nhớ về đồng đội và những miền đất đã đi qua cùng với những gian lao vất vả.

Phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 

2. Đây là khổ thơ cuối cùng của bài thơ, kết tinh và nâng cao những cảm xúc, tình cảm của bài thơ. Chất lãng mạn của người lính Tây Tiến được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

3. Bốn câu thơ khẳng định nét đẹp tinh thần của người lính Tây Tiến mãi mãi tỏa sáng đối với thời đại và đối với lịch sử.

- Nét đẹp tinh thần của những người Vệ quốc quân thời kỳ đầu kháng chiến: một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về. Người lính Tây Tiến qua cảm hứng lãng mạn của nhà thơ mang tư thế hiên ngang.(Có thể so sánh với hình ảnh "người ra đi" trong thơ Thâm Tâm, Nguyễn Đình Thi).

- Nét đẹp của tinh thần Tây Tiến sẽ còn lại mãi với thời gian, với lịch sử của dân tộc, là chứng nhân đẹp đẽ của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

4. Phân tích được hiệu quả thẩm mĩ của những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ giàu chất gợi cảm.

- Cụm từ "người đi không hẹn ước" - tinh thần quyết ra đi không hẹn ngày về.

- Hình ảnh "đường lên thăm thẳm" gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến.

5. Vẻ đẹp bất tử của người lính Tây Tiến được thể hiện ở âm hưởng, giọng điệu của cả bốn câu thơ. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng, đầy khí phách.

Bài Làm:

Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm. Biết bao thương nhớ khôn nguôi:

"Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".

Mùa xuân ấy, khi "Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông" (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. Họ đã tiến ra sa trường với lời hẹn ước: "Nhất khứ bất phục hoàn". Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".Các anh đã giã biệt quê hương.Những ai còn ai mất sau những tháng ngày đầy máu lửa? Bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh, người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến.Bài thơ đã khép lại mà âm điệu của nó vẫn bồi hồi vang vọng trong tâm hồn ta.

Có những bài thơ một thời nhưng cũng có một số bài thơ mãi mãi. Thơ hay không có tuổi cũng như mùa xuân không ngày tháng. Đó là "Đèo Cả" của Hữu Loan, là "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Đồng chí" của Chính Hữu, "Tây Tiến" của Quang Dũng, và...

"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.

 

------------------------------------

 

Bài 2. Bài văn của Hoàng Thị Mỹ đã phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

1. Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời.

- Qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ về đồn quân Tây Tiến, ta thấy hiện lên hình ảnh người chiến sĩ: gan dạ, dũng cảm, không sờn lòng trước những khó khăn gian khổ; chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng và lúc nào cũng phơi phới lạc quan.

- Đây là bốn câu kết bài thơ (ghi bốn câu thơ) được viết theo những dòng chữ ghi vào mộ chí. Đó cũng là lời thề quyết tâm của các chiến sĩ Tây Tiến “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Phân tích khổ 4 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

2. Thân bài:

a. Hai câu đầu: “Tây Tiến người đi….. chia phôi”

- Người chiến sĩ ra đi với quyết tâm sắc đá, có chí lớn, quyết lập được chiến công như người chiến sĩ trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm:

“Li khách! Li Khách con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giớ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong”

- “Không hẹn ước”, rồi lại “thăm thẳm một chia phôi”, Quang Dũng khẳng định cái ý niệm “Nhất khứ bất phục hòan” trong hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến cũng là cái ý niệm của chung cả một thời kì, một thế hệ con người. Đã nói nhiều đến Tây Tiến, đã nhắc lại nhiều kỉ niệm Tây Tiến, nhưng cuối cùng cái đọng lại sâu sắc nhất bền vững nhất về Tây Tiến vẫn là cái tinh thần ấy, Giọng thơ trầm, chậm, hơi buồn nhưng ý thơ thì vẫn hào hùng.

b. Câu 3 “ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”.

Mùa xuân:

+ Thời điểm thành lập đòan quân Tây Tiến

+ Mùa xuân của đất nước

+ Mùa xuân (của tuổi trẻ) đời của các chiến sĩ đã trở thành cái thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà. Sẽ không bao giờ còn có lại cái thuở và thiếu thốn đến dường ấy nhưng cũng lãng mạn và hào hùng đến dường ấy.

c. Câu 4 : “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”:

- “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân.

- “Hồn về Sầm Nứa” chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân dân Lào chống Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ấy đến cùng. Cho nên, dù ngã xuống trên đường hành quân, nhưng hương hồn (anh linh) vẫn đi cùng đồng đội, sống trong lòng đồng đội. Tứ thơ này nâng chất sử thi của bài thơ.

3. Kết bài: Đó là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, không sờn lòng…. Đến lúc chết vẫn giữ lời thề, họ là những người đau thương mà không bi lụy, mất mát mà vẫn tràn đầy niềm tin.

Bốn câu thơ kết thúc đ­ược viết như­ những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

“Mùa xuân” có thể đ­ược dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất n­ước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ.
Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đư­ờng hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý t­ưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đ­ường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm h­ửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.